+ Mục đích
- Thực hiện các chương trình phòng ngừa tình trạng nghiện internet ở thanh thiếu niên.
- Thực hiện chương trình can thiệp/ phục hồi và hoà nhập cho các em nghiện internet.
+ Mô hình
Mô hình lý thuyết của chúng tôi dựa trên ba cấp độ:
- Cấp độ phổ quát (cấp độ 1): Chủ yếu làm công tác dự phòng và sàng lọc. Các hoạt động thực hiện: Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề; các lớp dự phòng nâng cao sử dụng internet hiệu quả; xuất bản các tài liệu nâng cao nhận thức về tránh sử dụng internet nguy hiểm; đánh giá sàng lọc khi cần thiết và khi nhận được tài trợ hoặc đặt hàng.
- Cấp độ tiếp cận can thiệp (cấp độ 2): Đối tượng chủ yếu là các em thanh thiếu niên sử dụng internet đang ở mức khó khăn nhưng chưa gây nên tình trạng nghiện.
Các hoạt động thực hiện: Tổ chức các chương trình huấn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng internet chuyên sâu (ở cấp độ 2); các chương trình thay thế internet; các khoá huấn luyện dành cho phụ huynh; chương trình hỗ trợ bằng tham vấn tâm lý chuyên sâu (gia đình, nhóm, CBT).
- Cấp độ can thiệp với các em nghiện (cấp độ 3): Đối tượng chủ yếu là các em đã được đánh giá là tình trạng nghiện internet có gây khó khăn hoặc tổn hại đến cuộc sống. Cách tiếp cận ở đây mang tính chất can thiệp chuyên sâu và hoà nhập/ phục hồi. Các hoạt động thực hiện: Đánh giá/ chẩn đoán chính xác (bằng các trắc nghiệm/ tiêu chuẩn); phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để điều trị nội
trú khi cần thiết; điều trị hoá dược; điều trị tâm lý; các chương trình thay thế; các chương trình phục hồi và hoà nhập.