Lợi ích của trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Trang 38)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Lợi ích của trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội có thể cung cấp nhiều lợi ích cho một tổ chức. Cụ thể chúng ta có thể dễ dàng thấy một số lợi ích sau:

- Lợi thế cạnh tranh: Trách nhiệm xã hội sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các

tổ chức. Khi thực hiện trách nhiệm xã hội tốt, các tổ chức để lấy được lòng tin và sự yêu mến, tin tưởng của các bên liên quan. Đó là một lợi thế cạnh tranh lớn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhờ sự tin tưởng đó mà các tổ chức có các mối quan hệ hợp tác bền vững, ổn định và ngày càng phát triển.

- Danh tiếng: Khi thực hiện trách nhiệm xã hội tốt, các tổ chức không cần

truyền đi, ủng hộ, nêu gương và sẽ tạo thành danh tiếng, nâng cao giá trị thương hiệu của tổ chức trên thị trường.

- Khả năng thu hút và giữ chân người lao động hoặc các thành viên, khách hàng và người sử dụng: Khi thực hiện trách nhiệm xã hội tốt, các tổ chức sẽ luôn

luôn đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan một cách tốt nhất, luôn luôn chia sẻ lợi ích với các bên liên quan. Chính vì vậy sẽ thu hút được sự chú ý, tham gia và tạo niềm tin, yêu mến cho các bên liên quan mà trước hết là đội ngũ nhân viên, khách hàng và người sử dụng.

- Duy trì các cam kết của nhân viên, tinh thần và năng suất lao động của đội ngũ nhân viên: Khi thực hiện trách nhiệm xã hội tốt thì các tổ chức luôn luôn đảm bảo

được quyền lợi, điều kiện tốt nhất cho đội ngũ nhân viên nên khiến họ yêu tổ chức và sẵn sàng cống hiến hết mình cho tổ chức. Mọi cam kết luôn được đội ngũ nhân viên thực hiện tốt và họ làm việc với thái độ tự nguyện, hăng say, yêu nghề và sẽ đem lại hiệu quả công việc được tốt nhất.

- Có cái nhìn tốt từ các nhà đầu tư, chủ sở hữu, các nhà tài trợ, cộng đồng. - Mối quan hệ tốt với chính phủ, các phương tiện truyền thông, nhà cung cấp,

đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng mà tổ chức hoạt động trong đó.

Những lợi ích mà trách nhiệm xã hội mang lại cho các tổ chức đã được chứng minh qua thực tế. Qua thực tế khảo sát, người ta nhận thấy rằng những doanh nghiệp chú trọng nhiều đến trách nhiệm xã hội cũng là những doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao hơn trung bình. Sau khi nghiên cứu một số doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu của trường Đại học Sidney, Đại học Iowa đã nhận thấy rằng kết quả tài chính một doanh nghiệp tỷ lệ thuận với thành tựu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, một bà ký giả nước ngoài khám phá một nhà máy ở Việt Nam sản xuất giày gia công cho Nike. Công nhân của nhà máy này phải làm việc trong một môi trường không khí nguy hại đến sức khỏe. Độc giả tờ báo của bà ngay tức khắc phổ biến tin này và kêu gọi tẩy chay không mua giày của Nike nữa. Trước doanh số xuống dốc, Nike đành phải công bố một chính sách trách nhiệm xã hội đối với những nhà cung cấp của họ: những nhà cung cấp phải tuân thủ những điều lệ của Nike về trách nhiệm xã hội. Chính nhờ sự thay đổi đúng đắn, kịp thời và hợp lý này mà Nike đã giữ vững được vị trí của mình trên thị trường kinh doanh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Sau 130 năm thành lập, ngày nay General Electric (GE) là một tập đoàn đa quốc gia có trên 300 nghìn nhân viên, kinh doanh tại trên 100 quốc gia trong nhiều

lĩnh vực từ năng lượng, giao thông vận tải, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính và nghiên cứu, phát triển công nghệ…, với doanh thu năm 2009 đạt 157 tỷ Đô la Mỹ. Có một “bí quyết” giúp làm nên cơ đồ của GE, đó là tập đoàn này đã xây dựng và thực thi nghiêm túc các quy tắc công dân doanh nghiệp – một cách gọi khác nữa của trách nhiệm xã hội.

Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến như Mai Linh, Kinh Đô, ACB,... Khảo sát do viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc 2 ngành dệt may và da giầy, đã chỉ ra rằng, nhờ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.

Thêm nữa, sau những gì đã xảy ra với Vedan, Tung Kuang, Vinamit,… có lẽ cần trở lại với vấn đề xây dựng và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hay có thể nói là văn hóa doanh nghiệp tại nước ta. Trước những thông tin về sự hủy hoại môi trường, môi sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc đồng áng của hàng vạn nông dân trong cả một vùng rộng lớn, chắc hẳn những cổ đông của các doanh nghiệp này cũng chẳng sung sướng gì khi nhận những đồng cổ tức được chia từ lợi nhuận mà doanh nghiệp có được do né tránh việc xử lý nước thải. Việc người tiêu dùng từ chối sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp này cũng là điều dễ hiểu.

Đối với các trường đại học trên thế giới cũng vậy, trường đại học nào thực hiện trách nhiệm xã hội tốt tức là có sản phẩm đào tạo đạt chất lượng cao, có khả năng tác nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo ra nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, có khả năng áp dụng lớn, giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn thì đó là những trường đại học danh tiếng, khẳng định được vị thế của mình, khả năng cạnh tranh lớn, thu hút được lượng lớn những sinh viên có chất lượng theo học và sự tín nhiệm, mong muốn hợp tác, sử dụng những công trình nghiên cứu của Nhà trường của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Những trường đại học như vậy ngày càng phát triển, ngày càng khẳng định được vị thế của mình, được học tập, làm việc trong những ngôi truờng như vậy luôn là niềm ao ước của rất nhiều người như trường đại học Havard, trường đại học Kỹ thuật Bauman, trường đại học Tổng hợp Lômônôxôp... Còn các trường đại học nào mà chất lượng đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chất lượng nghiên cứu kém thì chẳng mấy chốc sẽ không có người muốn theo học, không có đối tác muốn hợp tác và nhanh chóng đóng cửa.

Các loại hình tổ chức khác cũng vậy, nếu tổ chức nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ tạo được danh tiếng cho mình, nâng cao được khả năng cạnh tranh và lấy được niềm tin yêu, trung thành từ các đối tác. Các tổ chức sẽ ngày càng trưởng thành và phát triển.

Như vậy, qua chương 1 chúng ta thấy rằng hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm xã hội nhưng cách tiếp cận theo ISO 26000:2010 là khái niệm tổng quát và đầy đủ nhất cho mọi loại hình tổ chức. Trong luận văn, tác giả cũng tiếp cận trách nhiệm xã hội theo ISO 26000:2010. Một tổ chức có trách nhiệm xã hội là luôn luôn mong muốn đem lại những giá trị, lợi ích tốt đẹp cho xã hội và các bên liên quan và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trách nhiệm xã hội của các tổ chức sẽ được thể hiện trong 7 vấn đề chính: quản trị tổ chức, nhân quyền, thực tiễn lao động, môi trường, thực tiễn hoạt động công bằng, vấn đề người tiêu dùng và tham gia phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi tổ chức với những đặc trưng trong hoạt động và các bên liên quan của mình sẽ có những đặc trưng riêng trong khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ có những nét đặc trưng riêng so với các tổ chức khác trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của trường đại học là quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của các bên liên quan (đối tượng sử dụng lao động và người học) và đáp ứng đến mức tốt nhất có thể những yêu cầu, lợi ích đó; đào tạo được đội ngũ nhân lực khoa học chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần vào việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự xã hội. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích khác nhau và làm cho tổ chức hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐẠI HỌC KỸ THUẬT LÊ QUÝ ĐÔN

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)