Các khía cạnh và các nhóm vấn đề liên quan của trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Trang 26)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Các khía cạnh và các nhóm vấn đề liên quan của trách nhiệm xã hội

Như đã tìm hiểu trong phần khái niệm trách nhiệm xã hội thì chúng ta thấy rằng, trách nhiệm xã hội của một tổ chức trong xã hội hiện đại ngày nay không chỉ bao gồm những hoạt động tham gia trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tài,... mà phải rộng hơn thế. Một tổ chức có trách nhiệm xã hội là phải dự đoán và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường từ hoạt động của tổ chức và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của một tổ chức còn là cam kết của tổ chức đóng góp vào sự phát triển bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho tổ chức vừa ích lợi cho sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, trách nhiệm xã hội của tổ chức hiện nay được đề cập đến 4 khía cạnh chính: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.

Khía cạnh kinh tế: được thể hiện trong việc chi trả kinh tế cho các bên liên

quan như người lao động, người tiêu dùng và các đối tác... Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn, việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm để sử dụng các nguồn lực ngày càng hiệu quả. Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các tổ chức thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức. Đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối và bán hàng, cạnh tranh. Đối với người lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, được hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh, được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức thường được thể chế hóa thành

các nghĩa vụ pháp lý.

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi tổ chức tuân thủ đầy đủ các

quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của một tổ chức, tập thể hay cá nhân. Những nghĩa vụ này được xã hội đặt ra bởi vì những đối tượng hữu quan như người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, những nhóm đối tượng hưởng lợi

khác nhau, các cấp quản lý vĩ mô nền kinh tế tin rằng các công việc của tổ chức không thể thực hiện được một cách tốt đẹp nếu không được đảm bảo bằng sự trung thực. Đây cũng chính là tâm điểm của các nghĩa vụ về pháp lý. Về cơ bản những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía cạnh: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay

hành động được các thành viên trong tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, các đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Nói cách khác những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ.

Nghĩa vụ đạo đức của một tổ chức được thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc và giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của một tổ chức. Thông qua những tuyên bố trong những tài liệu này về quan điểm của tổ chức trong việc sử dụng các nguồn lực và con người để đạt được mục tiêu, sứ mệnh, những nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên và những người hữu quan.

Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của tổ chức liên quan đến những

đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp của tổ chức có thể trên bốn phương diện nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động. Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo được các tổ chức quan tâm. Những người bị bệnh luôn mong muốn được chữa bệnh nhưng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận các nguồn dược liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật vì họ nghèo. Đây là một khía cạnh trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các tổ chức phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Khía cạnh này thể hiện tinh thần thương người như thể thương thân. Đây là đạo lý sống ở đời và là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, trách nhiệm xã hội của một tổ chức sẽ được phản ánh trên bốn phương diện khác nhau là kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Các nghĩa vụ pháp lý được xã

hội yêu cầu nhằm loại trừ những hành vi không mong muốn. Các nghĩa vụ đạo đức quan tâm đến quan niệm và cách thức các tổ chức ra quyết định đúng sai, công bằng và công lý ngoài những gì đã được xác định trong các nghĩa vụ pháp lý. Các nghĩa vụ kinh tế là cơ sở cho các hoạt động của một tổ chức và chủ yếu liên quan đến các đối tượng hữu quan chính như người tiêu dùng, người lao động, chủ sở hữu hay nhà đầu tư. Trong khi đó các nghĩa vụ nhân văn quan tâm đến những đối tượng rộng hơn như cộng đồng và xã hội nhằm giúp họ cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.

Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội sẽ được thể hiện cụ thể trong bảy vấn đề chính được thể hiện trong hình vẽ sau:

* Quản trị tổ chức: Quản trị tổ chức là yếu tố quan trọng nhất trong việc cho phép một

tổ chức chịu trách nhiệm về tác động của quyết định và hoạt động của mình và thực hiện trách nhiệm xã hội trong toàn tổ chức và các mối quan hệ của nó. Trong trách nhiệm xã hội, quản trị tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Quản trị hiệu quả cần phải dựa trên kết hợp các nguyên tắc của trách nhiệm xã hội vào việc ra quyết định và thực hiện các quyết định. Những nguyên tắc này là trách nhiệm, minh bạch, đạo đức, tôn trọng quyền lợi các bên liên quan, tôn trọng luật pháp, tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế của hành vi và tôn trọng quyền con người.

Trách nhiệm xã hội trong quản trị tổ chức được thể hiện cụ thể trong các nội dung chính sau:

- Phát triển các chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm xã hội;

- Tạo và nuôi dưỡng một môi trường và văn hóa trong đó các nguyên tắc của trách nhiệm xã hội được thực hiện;

- Sử dụng nguồn lực tài chính, tự nhiên và con người một cách hiệu quả;

- Tạo cơ hội phát triển công bằng cho các nhóm trong tổ chức bao gồm cả phụ nữ và các nhóm chủng tộc và sắc tộc;

- Cân bằng nhu cầu của tổ chức và các bên liên quan, bao gồm cả nhu cầu trước mắt và các thế hệ tương lai;

- Có sự trao đổi thường xuyên;

- Theo dõi việc thực hiện các quyết định để đảm bảo rằng các quyết định này được thực hiện một cách có trách nhiệm.

* Thực tiễn lao động: Thực tiễn lao động là một vấn đề thể hiện rõ nét trách

nhiệm xã hội của một tổ chức. Trách nhiệm xã hội của tổ chức trong thực tiễn lao động sẽ được thể hiện ở: điều kiện làm việc, đối thoại xã hội, y tế và an toàn tại nơi làm việc, phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc.

- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc bao gồm tiền lương và các hình thức

bồi thường, thời gian làm việc, thời gian nghỉ, ngày lễ, thực hành kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bảo vệ chế độ thai sản, các vấn đề phúc lợi, an toàn, vệ sinh và tiếp cận dịch vụ y tế. Điều kiện làm việc ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người

lao động và gia đình họ cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một tổ chức cần phải:

- Đảm bảo rằng các điều kiện làm việc phù hợp với luật pháp quốc gia và các quy định và phù hợp với áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế;

- Cung cấp điều kiện làm việc đàng hoàng với tiền lương, giờ làm việc hàng tuần, ngày nghỉ lễ, bảo vệ sức khỏe và an toàn, bảo vệ thai sản và khả năng kết hợp làm việc với trách nhiệm gia đình;

- Cung cấp lương và các hình thức tiền thù lao theo quy định của luật pháp quốc gia, quy định hoặc thỏa thuận tập thể. Một tổ chức cần phải trả lương ít nhất là đủ cho các nhu cầu của nhân viên và gia đình của họ.

- Trả lương công bằng;

- Cung cấp các hoạt động bảo trợ xã hội cho người lao động;

- Tôn trọng quyền của người lao động, cho phép thực hiện các truyền thống dân tộc, tôn giáo;

- Đối thoại xã hội: Các tổ chức cần phải thường xuyên có sự trao đổi giữa đại

diện người sử dụng lao động và người lao động về các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Đối thoại xã hội là một vấn đề rất quan trọng thể hiện sự tôn trọng người lao động và đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan đều được bảo đảm và các sự việc sẽ được giải quyết kịp thời, hiệu quả. Các tổ chức phải tôn trọng và không được gây cản trở người lao động thành lập hoặc gia nhập các tổ chức riêng của họ.

- Y tế và an toàn tại nơi làm việc: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc là sự bảo

đảm ở mức độ cao nhất về thể chất, tâm thần và phúc lợi xã hội cho người lao động và phòng chống tác hại đến sức khỏe do điều kiện làm việc gây ra. Nó cũng liên quan đến việc bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro đối với sức khỏe và sự thích nghi về nhu

cầu tâm sinh lý của người lao động với môi trường nghề nghiệp.

Một tổ chức phải xây dựng và phát triển môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, cung cấp các thiết bị an toàn cần thiết, kể cả thiết bị bảo hộ cá nhân, để dự phòng tai nạn lao động, bệnh tật cũng như để đối phó với trường hợp khẩn cấp. Các tổ chức yêu cầu nhân viên phải tuân theo tất cả các nguyên tắc an toàn ở mọi thời điểm, phấn đấu để loại trừ nguy cơ tâm lý xã hội có thể dẫn đến stress và bệnh tật tại nơi làm việc; Có được thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác liên quan đến sức khỏe và an toàn để giải quyết kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.

- Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc: các tổ chức phải tạo điều

kiện, hỗ trợ để cán bộ, nhân viên của mình có cơ hội được học tập nâng cao trình độ và phát triển toàn diện về kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kinh nghiệm sống.

* Nhân quyền: Nhân quyền là những quyền cơ bản mà tất cả mọi người được hưởng, bao gồm các quyền như quyền được sống và tự do, bình đẳng trước pháp luật và tự do ngôn luận (chính trị), quyền làm việc, quyền có lương thực, quyền đạt tiêu

chuẩn cao nhất về sức khỏe, quyền được giáo dục và quyền an sinh xã hội (kinh tế, xã hội và văn hóa). Các tổ chức phải có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người đặc biệt là các quyền liên quan đến nơi làm việc như:

- Tôn trọng quyền tự do hội họp và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể;

- Bãi bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; - Không sử dụng lao động trẻ em;

- Xoá bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

* Môi trường: Xã hội đang phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường, bao gồm cả sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, phá hủy môi trường sống, tiệt chủng của các loài sinh vật, sự sụp đổ của toàn bộ hệ sinh thái và sự suy thoái khu định cư ở đô thị và nông thôn của con người. Chúng ta cần phải xác định các giải pháp nhằm giảm thiểu và loại bỏ các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững và đảm bảo rằng việc tiêu thụ tài nguyên cho mỗi người trở nên bền vững. Trách nhiệm môi trường là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn và thịnh vượng của con người. Do đó, vấn đề môi trường cần phải được gắn liền với các vấn đề trách nhiệm xã hội khác.

Các tổ chức cần phải có các hành động phòng chống, ngăn ngừa ô nhiễm như: không phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường từ các hoạt động của mình, cải thiện môi trường sống như trồng cây xanh, làm xanh - sạch – đẹp môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và bảo vệ hệ sinh thái... Và bên cạnh việc phòng tránh gây ô nhiễm môi trường thì vấn đề quan trọng là các tổ chức cần chủ động nghiên cứu các biện pháp để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường.

* Vấn đề người tiêu dùng: Người tiêu dùng là một đối tượng quan trọng đối với bất cứ một tổ chức nào vì họ là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức đó. Trách nhiệm xã hội của tổ chức trong vấn đề người tiêu dùng là phải cung cấp những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, có chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và những người xung quanh. Một vấn đề quan trọng ngày nay là các tổ chức phải cung cấp những gì mà người tiêu dùng cần chứ không phải cung cấp những gì mà các tổ chức sẵn có.

*Thực tiễn hoạt động công bằng: Một trong những vấn đề quan trọng trong quá rình thực hiện trách nhiệm xã hội của các tổ chức là các tổ chức phải đảm bảo được tính công bằng trong tổ chức của mình. Các tổ chức cần phải tôn trọng quyền

bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người. Các tổ chức không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, không được phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ. Tất cả mọi việc đều được đánh giá dựa trên năng lực làm việc của các cá nhân và sự đóng góp của họ đối với tổ chức, đối với xã hội. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động công bằng của tổ chức còn được thể hiện ở việc cạnh tranh lành mạnh của tổ chức với các tổ chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (Trang 26)