Kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường Gia đình xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường PTDT Nội Trú Liên Xã Mường Chiềng - Huyện Đà Bắc - Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

dục đạo đức cho học sinh.

Hoạt động giáo dục học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh lại càng cần có sự phối kết hợp của các tổ chức xã hội, do vậy nhà quản lý giáo dục cần phải thực hiện:

- Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức và hoạt động có hiệu quả, hàng tuần Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với Ban giám hiệu và giáo

viên chủ nhiệm nắm bắt được các thông tin về rèn luyện của con em mình kịp thời thông báo tới gia đình để cùng nhau giáo dục.

- Thực hiện tốt việc xây dựng cam kết giữa học sinh - nhà trường - gia đình - xã hội.

Điều 94 chương VI Luật giáo dục 2005 quy định về trách nhiệm của gia đình: “… Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất…”

Cũng trong chương VI Điều 97 của luật giáo dục 2005 quy định về trách nhiệm của xã hội: “Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục …góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên.”

Như vậy gia đình và xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Thực hiện cam kết không vi phạm pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội giữa học sinh và công an được làm thường xuyên trong mỗi năm học. Xây dựng đề án an ninh trường học kết hợp với an ninh địa phương có học sinh học tại trường. Có các thông tin thông báo những hiện tượng học sinh vi phạm và có biện pháp cùng giáo dục.

- Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh với Ban giám hiệu và phụ huynh để điều chỉnh và giáo dục.

- Nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh cần có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý và giáo dục học sinh cùng với nhà trường và gia đình.

- Trường hợp có học sinh vi phạm kỷ luật, Ban giám hiệu phải kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm để kịp

thời giáo dục 1 cách nghiêm khắc, đồng thời phải có kế hoạch theo dõi giúp đỡ học sinh vi phạm sửa chữa tiến bộ.

Trường hợp em Triệu Văn Thắng gia đình ép lấy vợ sớm, em buồm chán bất mãn với gia đình sinh ra uống rượu quậy phá, bị đám thanh niên xấu rủ rê chơi bời, trốn học. Nguy cơ hỏng 1 học sinh ngoan. Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trưòng và giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các đoàn thể chính quyền địa phương vận động và tuyên truyền giải thích cho gia đình để họ hiểu về luật hôn nhân gia đình, luật giáo dục, gia đình đồng ý tiếp tục cho em theo học không bắt về lấy vợ nữa. Đồng thời bằng sự cảm thông, sự chia sẻ thầy cô giáo đã giúp em hiểu ra vấn đề và em đã sửa chữa những khuyết điểm mắc phải phấn đấu vươn lên trong học tập đạt được kết quả cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường PTDT Nội Trú Liên Xã Mường Chiềng - Huyện Đà Bắc - Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)