PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3 (Trang 39 - 42)

1. Tình hình kinh doanh.

Bảng 23: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 1998 1999 2000

1. Tổng doanh thu 181.476 192.242 233.000

2. Doanh thu xuất khẩu 8.525 8.222 20.111

3. Doanh thu trong nước 172.951 184.020 212.889

4. Doanh thu thuần 172.721 184.032 232.775

5. Giá vốn hàng bán 152.235 163.532 212.575

6. Lãi gộp 20.486 20.500 20.200

7. Chi phí bán hàng 639 1.585 1.400

8. Chi phí quản lý DN 20.375 18.838 18.500

9. Lãi trước thuế -528 77 300

10. Lãi từ các hđ tài chính -2.897 -2.431 -2.692 11. Lãi từ các hđ bất thường 573 1.747 2.630

12. Tổng lãi trước thuế -2.852 -607 238

2. Tài sản và nguồn vốn.

Bảng 24: Bảng cân đối kế toán năm 2000.

Đơn vị: triệu đồng

TÀI SẢN 321.690

- Tài sản lưu động. + Tiền.

+ Vật tư hàng tồn kho. + Chi phí sản xuất dở dang. + Các khoản phải đòi.

+ Khoảng ứng trước cho khách hàng. - Tài sản cố định. + Nhà xưởng. + Máy móc, thiết bị. 168.580 4.392 106.183 14.496 38.304 4.879 153110 9.515 254.361,75

+ Phương tiện vận tải. + Thiết bị, dụng cụ quản lý. + Khấu hao 444,8 11,45 -111.223 NGUỒN VỐN 321.690 - Nguồn vốn vay. + Vay dài hạn. + Vay ngắn hạn. -Nguồn vốn chủ sở hữu. 288.719 136.194 152.525 32.971

3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

*Tài sản là 321.690 triệu đồng. Trong đó:

- Tài sản lưu động: 168.580 triệu đồng chiếm 47,6% trong tổng tài sản. - Tài sản cố định: 153.110 triệu đồng chiếm 52,4% trong tổng tài sản.

Như vậy có thể thấy mức độ đầu tư cho tài sản cố định của Công ty khá lớn. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản cố định (hơn 90%) do đặc điểm ngành dệt may dây chuyền máy móc đắt tiền.

* Nguồn vốn của Công ty là 321.690 triệu đồng. Trong đó: - Nợ dài hạn: 136.194 triệu đồng chiếm 42,3% tổng vốn. - Nợ ngắn hạn: 152.525 triệu đồng chiếm 47,4% tổng vốn. - Vốn chủ sở hữu: 32.971 triệu đồng chiếm 10,3% tổng vốn.

Như vậy vốn vay của Công ty lớn (chiếm 89,7% tổng vốn). Hơn nữa vốn vay của Công ty đầu tư vào dây chuyền mới có thời gian thu hồi vốn dài nên chi phí trả lãi vốn vay cao, điều này dẫn đến doanh thu của Công ty cao nhưng lợi nhuận phát sinh không đáng kể. Đây cũng chính là một điểm hạn chế của Công ty.

4. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty.

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy Công ty làm ăn chưa thực sự có hiệu quả. Sản lượng sản phẩm của Công ty tăng, doanh thu của Công ty cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty dệt 8-3 được chấp nhận trên thị trường. Tuy nhiên lợi nhuận lại tăng, giảm không ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung công tác tài chính kế toán được thực hiện tốt. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như: thanh lý các hàng hoá ứ đọng, các thiết bị đã quá cũ nát, thành lập hội đồng mua bán nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm soát công nợ, thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính, có biện pháp thu nợ, đáo nợ của khách hàng đầu tư và phát triển. Công tác hạch toán nội bộ cũng được quan tâm. Ngay từ năm 1991 Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập cho từng xí nghiệp. Đây là yếu tố cơ bản nhằm xác định đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm qua đó tạo điều kiện cho Công ty thực hiện chính sách giá cả hợp lý, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm mà Công ty đã sản xuất ra.

PHẦN 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3 (Trang 39 - 42)