1. Phân loại chi phí của Công ty.
Căn cứ vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí: chia thành 5 khoản mục.
- Chi phí vật tư trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng.
2.1. Giá thành toàn bộ sản lượng
Bảng 21: Giá thành toàn bộ sản lượng năm 2000
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền
- Chi phí vật tư trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng. - Khấu hao. 142237 19799 21935 16109 190 12962 Tổng 213232 2.2. Giá thành đơn vị sản phẩm:
Bảng 22: Giá thành đơn vị sản phẩm của 2 mặt hàng năm 2000.
Chỉ tiêu Vải Kaky Màu5434
Khổ 1,4m (đ/m)
Sợi Ne 20 CT ý (đ/kg)
- Chi phí vật tư trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng. - Khấu hao. 9246 1499 1509 1222 26 706 20459 1186 2646 968 - 2386 Tổng 14208 27645
3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành.
3.1. Phương pháp tập hợp chi phí.
Chi phí được tập hợp trước hết theo từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh. Sau đó, trong từng lĩnh vực ngành nghề chi phí lại được tập hợp tiếp theo từng bộ phận sản xuất kinh doanh (theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất...). Nếu bộ phận sản xuất kinh doanh tham gia sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì chi phí của bộ phận đó lại được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm.
Trường hợp 1: Chi phí chỉ liên quan đến 1 đối tượng sử dụng. Trong trường hợp này kế toán tính trực tiếp chi phí cho đối tượng sử dụng đó.
Trường hợp 2: Chi phí liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng. Trong trường hợp này kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng sử dụng đó theo 1 tiêu thức thích hợp. Thông thường, tiêu thức phải là nguyên nhân gây nên chi phí.
VD: Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị sẽ có quan hệ tỉ lệ thuận với số giờ máy chạy. Nếu như một dây chuyền công nghệ trong kỳ tham gia sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí bảo dưỡng dây chuyền đó phân bổ cho các loại sản phẩm này theo thời gian sử dụng máy là hợp lý, còn phân bổ theo tiền lương công nhân là không hợp lý.
3.2. Phương pháp tính giá thành:
Tính giá thành theo công việc:
Tổng giá thành Tổng giá thành Số SP quy chuẩn
= x
của 1 nhóm SP Tổng số SP quy chuẩn của nhóm của tất cả các nhóm
Tính tiếp giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau:
Tổng giá thành Giá thành đơn vị =
Sản lượng hoàn thành
Hiện nay, giá thành sản phẩm của Công ty có tăng lên là do giá thành của các loại nguyên vật liệu tăng, Công ty đã cố gắng để giảm đến mức tối đa chi phí nhưng do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài nên giá thành vẫn tăng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm của Công ty cũng ngày một tăng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.