Khảo sát nghiên cứu hiện trạng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực Đèo Gió, Huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

Hiện trạng trượt lở tại khu vực nghiên cứu được xác định thông qua tổng hợp các tài liệu và qua hai đợt thực địa của học viên. Điều tra trực tiếp hiện trường là một phương pháp bắt buộc khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất. Đặc biệt là trong nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân sinh đến trượt lở đất. Các khối trượt được mô tả bằng phiếu điều tra gồm 11 thông tin cơ bản cần phải mô tả. Những thông số này cho phép đánh giá được quy mô, hiện trạng, mức độ ảnh hưởng của trượt lở đến điều kiện tự nhiên, đến hoạt động nhân sinh và ngược lại. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung chính sau:

- Ký hiệu điểm khảo sát, thời gian khảo sát các khối trượt và vị trí của nó. - Mô tả đặc điểm trượt lở và các thông số hình học đo được tại điểm khảo sát: kích thước khối trượt, góc dốc vách trượt, biên độ dịch chuyển, độ dốc mái dốc ổn định lân cận, số bậc trượt,...

- Đo đạc mái dốc: độ dốc, chiều cao, phương vị hướng dốc, thế nằm của đá gốc, ... - Mô tả sơ bộ đất đá tại các điểm lộ bao gồm: mô tả về màu sắc, tính chất đất đa, bề dày tầng sườn tàn tích và sơ bộ phân loại nó.

- Thảm thực vật, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, loại hình thảm thực vật và sự khác biệt của thảm thực vật xung quanh, từ đó đánh giá sơ bộ về tác dụng của thảm thực vật ảnh hưởng đến bờ dốc.

- Nước xuất lộ ở chân dốc: đánh giá vai trò của hệ thống thuỷ văn, sự nâng hay hạ của gương nước ngầm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cơ lý của đất đá. Bao gồm mô tả mực nước giếng và xem xét có nước lộ ở chân khối trượt hay không.

- Đặc điểm về các công trình xây dựng kế cận và các điểm lộ. Nghiên cứu đặc điểm này nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm khi trượt lở xảy ra.

- Sơ bộ đánh giá các thiệt hại phát sinh nếu mái dốc mất ổn định và đưa ra đề xuất. - Hình minh họa tại những điểm lộ phức tạp mà ảnh không thể hiện được đầy đủ nội dung tại điểm lộ; mặt cắt vỏ phong hoá.

PHIẾU MÔ TẢ THỰC ĐỊA KHU VỰC ĐÈO GIÓ TỈNH BẮC KẠN NĂM 2011 (các mục 1 đến 4 chỉ thực hiện đối với các đoạn mái dốc đã mất ổn định)

Điểm khảo sát số: ...ĐG5..Vị trí:.Taluy bên phải quốc lộ 3 đi Cao Bằng, Km 203+280.. Nhà dân: Chủ hộ:...không có nhà... Ngày..30....tháng...4. năm....2011

Đặc điểm nhà:...Người mô tả:... 1. Đặc điểm chung: Trượt lở trong vỏ phong hoá...Sạt lở bờ sông...Đổ lở... 2. Hình thái mặt trượt: Dạng móng ngựa... Trượt kéo dài (bề rộng lớn hơn chiều dài) ...Trượt theo mặt lớp ... Mặt trượt gãy khúc... Mặt trượt phức tạp...

3. Kích thước: Phần trên khối trượt rộng ... Chiều rộng chân trượt... Thể tích khoảng...

Góc dốc vách trượt... Độ dốc mái dốc ổn định lân cận...Biên độ dịch chuyển đứng...

Khoảng cách từ chân dốc đến rìa ngoài khối trượt... Góc dốc đất đá sau trượt lở...

4. Số bậc trượt: ...Số lần trượt (nếu biết):... Lưu ý khác... 5. Đo đạc mái dốc: Độ dốc..650..Chiều cao (m)...6m...Mô tả khác... 6. Phương vị hướng dốc của mái dốc...0565...Thế nằm của đá gốc...16534..... Hướng cắm của đá gốc: nghiêng theo mái dốc...hướng vào trong mái dốc... khác...

7. Mô tả sơ bộ các lớp đất: ...Sét màu vàng nâu lẫn sạn…... ...Bề dày tầng sườn tàn tích (m)...2,2m... 8. Đá gốc (chú ý mức độ nứt nẻ, đo khe nứt):thuộc khu vực có mức độ nứt nẻ dập vỡ mạnh………... 9. Thảm thực vật: Phát triển... ít phát triển....... không có...Thảm thực vật là: cây to... cây bụi .... hỗn hợp...... Thực vật tại mái dốc có khác xung quanh không: có...không......

10. Nước xuất lộ ở chân dốc: có... không có.......Giếng cách mái dốc (m) ...Mực nước ngầm...

11. Các công trình dân dụng: a. trên mái dốc....không...b. Số công trình ở chân mái dốc..đường.. cách chân mái dốc (m)...c. Trên đỉnh mái dốc. ...d. khác ... ... 12. Thiệt hại phát sinh nếu mái dốc mất ổn định và đề xuất: ... ...

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực Đèo Gió, Huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)