Tiến triển của thân chủ

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của một học sinh lớp 2 bị bạo lực gia đình (Trang 31)

Qua mỗi buổi tiếp xúc với thân chủ, mỗi buổi chúng tôi đều để lại những dấu vết ảnh hưởng đến trẻ.

Nếu như lần đầu tiên tôi gặp thân chủ tỏ thái độ xa lánh, thờ ơ thì đến buổi thứ 4 đã có sự thay đổi rõ rệt.

Ở buổi đầu tiên, T hầu như không trả lời bất cứ câu hỏi nào của tôi. Em chỉ ngồi nhìn ra cửa sổ hoặc nhìn xuống đất. Việc giao tiếp của T với người khác được thể hiện qua hành động gật hoặc lắc đầu. Ngoài ra, em không tham gia vào nội dung buổi nói chuyện cũng như cung cấp các thông tin về bản thân.

Nhưng đến buổi thứ tư, T đã chủ động nói chuyện và kể về bản thân cũng như mong muốn của em.

Khi tôi đến T đã ngồi đợi sẵn và em chủ động hỏi han tôi như: chị đến có bị ướt không mưa to thế cơ mà. Sao bố mẹ không đưa chị đến? Sao chỉ có tôi đi một mình? Lúc em đi học khi trời mưa các bạn thường được bố mẹ đến đón. Còn em thường phải tự về nhà, chỉ đôi khi có chị H đem áo mưa đi đón em thôi. Có hôm tiện đường cô giáo đưa em về. Em cũng muốn được bố mẹ đi đón một làn như các bạn. Một lần thôi cũng được.

Đây là lần đầu tiên T chủ động bắt đầu buổi nói chuyện và cũng là lần đầu T đưa ra mong muốn của mình. Với một trẻ 7 tuổi, việc để em phải tự về nhà khi trời mưa hầu như rất ít xảy ra. Nhưng với T, em thường xuyên phải tự về cho thấy bố mẹ em không có sự quan tâm đúng mức đến con cái.

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của một học sinh lớp 2 bị bạo lực gia đình (Trang 31)