Trẻ hung tính

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của một học sinh lớp 2 bị bạo lực gia đình (Trang 28)

Theo quan sát bước đầu thì NVT là một em nhỏ có vẻ ngoài khá ương bướng, và như lời mẹ em kể thì T cũng khá “khó bảo”. “Khi tôi sai con đi lấy bát chẳng hạn, nó không nói gì nhưng cũng không đi lấy mà cứ tiếp tục ngồi chơi. Những lúc như thế tôi bực lắm và thường mắng cháu là chẳng được tích sự gì. Ai đời con cái lớn tướng như thế rồi mà mẹ sai đi lấy cái bát cũng không được. Đấy là có mấy mẹ con ở nhà với nhau thì thế. Chứ để bố nó biết thì bố nó đánh chết. Có lần bố nó sai đi mua rượu, chả biết thằng bé đi đứng thế nào mà ngã vỡ cả chai rượu của bố. Đến khi về nhà, bố nó bực quá trói vào gốc nhãn đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Con mình đẻ ra ai chả thương chả xót, nhưng làm sai thì phải chịu phạt chứ. Thằng này là bướng lắm, còn phải ăn đòn nhiều nữa mí nên người được.

Ở nhà nó ương bướng là vậy, nó đi học tôi còn khổ nữa. Con người ta thì ngoan ngoãn, học giỏi đằng này con mình suốt ngày đánh nhau với điểm kém. Tôi phải lên trường gặp cô giáo mấy lần rồi. Nào là nó lấy dép ném vào mặt bạn, đẩy bạn ngã thâm tím cả mặt mày, thậm chí có lần nó còn lấy cả gạch để đánh bạn. May mà lần đấy thằng bé kia không sao chứ nếu không thì bố nó chôn sống mẹ con chị rồi”.

Trong buổi nói chuyện, khi được hỏi về trò chơi yêu thích T tỏ vẻ hào hứng nhất và nói nhiều hơn cả. T cho biết em thích chơi đánh trận giả. Bởi trong trò chơi này, em được đánh nhau thỏa thích với các bạn mà không bị ai nói, đánh mắng hay trách phạt gì cả. Bọn em thường chia làm 2 phe, mỗi phe có 4 người để đánh nhau. Kiếm của các em là những que củi hoặc cành cây trong vườn. Còn súng là những cành cây được dính băng dán lại cho có nòng với tay cầm. Em được các bạn phong làm đại ca vì em đánh nhau rất giỏi – khiến ai cũng phải sợ. Bọn

nó chẳng dám đánh nhau với em đâu. Đứa nào ngứa mắt em đạp chết. Có hôm thằng Tũn bị em đạp cho đau quá, nó khóc cả buổi. Nếu không phải lúc ấy bố em về thì còn lâu em mí cho nó đánh bù một cái. Nhưng mà thỉnh thoảng bọn nó mí chơi đánh nhau thế này thôi. Mấy thằng ngu ấy toàn chơi đá bóng hay trèo cây em chả thích.

Khi được yêu cầu kể lại một “trận đánh” mà em thích thái độ của T có sự thay đổi rõ rệt. Các cơ trên mặt được giãn nở thoải mái hơn. Giọng kể hào hứng. Thậm chí em còn đứng trên ghế diễn tả các hành động như vung tay, vung chân, các thế đánh được sử dụng cho tôi xem.

T dường như thay đổi trở thành một người khác hoàn toàn. Nếu lúc trước em rụt rè, ít nói và có biểu hiện trầm cảm thì giờ đây em sôi nổi, hoạt bát hơn. Điều này làm tôi rất bất ngờ.

Trong những lần gặp gỡ T thể hiện sự hung tính của mình bằng cách ứng xử với các thành viên trong gia đình. Em mới đi cắt tóc cùng bố về nên thường xuyên đưa tay xoa đầu, bứt tóc và tỏ vẻ khó chịu khi phải cắt tóc. Các chị T thấy em đi cắt tóc về thì trêu em, gọi là “thằng trọc đầu ngu xi”. Còn T không tỏ thái độ gì. Chỉ khi H, chị thứ 2 của T đánh vào đầu em thì T tức giận la hét và đuổi đánh các chị quanh sân nhà. Khi đuổi các chị, tay T cầm chổi và ra sức đuổi. Miệng thì hô lớn “mấy con mất dạy, bố mà bắt được thì chúng mày chết”. T chỉ chịu dừng lại khi đã đánh được vào bắp chân của Hằng 2 cái.

Đánh chị xong, T trở lại chỗ ngồi và tiếp tục việc văng tục, chửi bậy. Khi tôi nhắc, em dùng việc đó lại ngay nhưng khi thấy chị đi qua thì T lại tái phạm ngay sau đó. Tôi nhắc nhở T không nên làm thế thì em không nói gì, chỉ làu bàu rằng

“mấy con vịt giời ăn hại thì được tích sự gì”. Tôi hỏi sao em lại nghĩ vậy thì T nói rằng bố mẹ em bảo thế. Điều này cho thấy bố mẹ T thường dùng những lời lẽ

không phù hợp để mắng các con. Những lời nói này có thể không để lại hậu quả ngay nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nhân cách trẻ. Các em sẽ có mặc cảm tự ti, thấy mình không được tôn trọng. Và nhất là khi gặp thất bại, các em sẽ không có động lực vươn lên.

Sau đó T nói em cũng thích chơi mèo đuổi chuột nữa. Bởi theo lời T “ làm mèo để đi đuổi và ăn thịt hết lũ chuột khốn nạn và vô tích sự chỉ biết ăn mà không làm gì được cho đời”. Khi nhắc đến chuột em tỏ thái độ căm ghét và khinh bỉ chúng. Hai bàn tay em nắm chặt thành nắm đấm. Mắt trợn lên khi nói đến câu “vô tích sự, chỉ biết ăn mà không biết làm gì”. Có lẽ đây là câu em vẫn phải nghe khi bị bố mắng nên T tỏ thái độ khó chịu. Em coi những con chuột là nơi trút giận và trò chơi là nơi giải tỏa những khó chịu, buồn bực trong lòng.

Thông qua các trò chơi, T bộc lộ và thể hiện được tính cách cũng như giải tỏa được những hung tính của mình. Nên khi kể về các trò chơi em kể một cách hào hững, phấn khởi.

Sự hung tính, “bùng nổ” của T cũng được thể hiện qua tranh vẽ:

Bức tranh T vẽ về mẹ có hình vẽ của nhỏ thể hiện trẻ nhút nhát, e thẹn, tự co mình lại hay thể hiện sự không quan tâm, tự co lại, bất an. Đồng thời trẻ thấy mình nhỏ bé, không đáng kể. Hình càng bé thì trẻ càng tự ti, càng cảm thấy mình ít giá trị.

Mặt khác, trẻ hung tính quá mức và nhận thức không tốt về bản thân cũng vẽ những hình nhỏ xíu. Bên ngoài là hung tính nhưng bên trong lại là sự lo hãi, không yên tâm. Sở dĩ trẻ nhận thức không tốt về bản thân có thể do những lời mắng chửi mà trẻ thường xuyên phải nghe. Bố trẻ thường hay mắng con là “đồ vô tích sự”, “không bằng con chó” hay “tao không có loại con ngu dốt như mày”, “mày ăn cơm hay ăn cứt mà ngu thế hả con”, … Các chi tiết trên mặt như mắt, mũi, miệng

được vẽ thiên về bên trái cho thấy trẻ có xu hướng khép kín, thiên về quá khứ. Mắt người mẹ vẽ không đều, bên to bên nhỏ không phải là vẽ theo 1 trường phái nào đó thể hiện trẻ có xu hướng biểu hiện lo hãi, dễ bộc trực. Vai vuông to thể hiện xu hướng phòng vệ cá nhân, muốn mạng mẽ. Có thể trẻ muốn mẹ mạnh mẽ để bảo vệ mình hoặc trẻ mong muốn bản thân mình trở nên mạnh mẽ hơn. Bức vẽ có nhiều đường thẳng và góc nhọn: trẻ thực tê, hăng hái, đôi khi đến chống đối, biết tổ chức và có óc sang kiến.Có nhiều đường nằm ngang: có xung đột tâm lý, mâu thuẫn nội tâm. Bức tranh không có đồ vật, cây cỏ hay người khác… làm toát lên sự thiếu vắng, cô đơn. Trẻ đang gửi đi một thông điệp về cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi, đang cần được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của một học sinh lớp 2 bị bạo lực gia đình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w