Để có thể quản lý được các thành phần trong trung tâm dữ liệu thì điều tiên quyết là các thành phần này phải được thiết k ế để quản lý được. Ví dụ nếu trong trung tâm dữ liệu có sử dụng các hub không quản lý được thì dù chúng ta có dùng bất cứ công cụ nào cùng không thể quản lý được các thiết bị này. Vì vậy các thành phần của trung tâm dữ liệu thường đều được chọn là loại thành phần có khả năng quản lý được.
Tuỳ thuộc vào các thành phần này là thiết bị m ạng, m áy chủ, hệ thống lưu trữ hay ứng dụng m à chúng phải được thiết k ế theo m ột chuẩn tương ứng.
Các thiết bị m ạng để có thể quản lý được thì thường các thiết bị này hỗ trợ chuẩn SNM P (Simple N etwork M anagem ent Protocol). Với chuẩn SNM P cho phép chúng ta có thể lấy được m ột số trạng thái của thiết bị cũng như nhận được các cảnh báo khi thiết bị m ạng này có sự cố. Dựa trên chuẩn SNM P một số phần m ềm quản lý mạng được xây dựng lên. Phần m ềm quản lý m ạng được dùng nhiều nhất hiện nay là phần m ềm H P O penV iew N etw ork N ode M anager, tiếp theo đó là phần mềm Tivoli NetView.
Tuy nhiên các thông sô có thể nhận được từ các thiết bị là khác nhau có thể có những phần khác nhau. Vì vậy thông thường mỗi nhà sản xuất thiết bị m ạng sẽ cung cấp các công cụ tương ứng để quản lý thiết bị riêng của họ. Các phần mềm quản lý này ngoài việc hỗ trợ quản lý thiết bị thông qua chuẩn SNMP thường còn cung cấp thêm khả năng đặt cấu hình thiết bị cũng như một số khả năng riêng của thiết bị này. Trong môi trường các trung tâm dữ liệu rất ít khi chỉ
- 6 1 -
sử dụng các thiết bị m ạng của m ột hãng duy nhất vì vậy các công cụ này thường có khả năng tích hợp với các công cụ quản lý m ạng dựa trên chuẩn SNM P chung như HP O penV iew Network Node M anager hay Tivoli NetV iew . Khi đó cho phép chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ hệ thống m ạng trong trung tâm dữ liệu cũng như các cảnh báo của toàn hệ thống tại m ột điểm tập trung. Khi chúng ta thực hiện việc quản lý trên từng thiết bị cụ thể thì phần mềm quản lý thiết bị tương ứng sẽ được gọi ra để thực hiện việc quản lý này.
Ngoài việc hỗ trợ chuẩn SNM P m ột số thiết bị m ạng còn hỗ trợ thêm chuẩn RM O N để theo dõi lưu lượng trên m ạng hay chuẩn CDP cho phép lấy được các thông tin về kết nối vật lý giữa các thiết bị này cũng như mô hình kết nối của chúng (ví dụ mô hình tổ chức V LA N của m ạng).
Các máy chủ có thể quản lý được thường sử dụng chuẩn IPM I (Intelligent Platform M anagem ent Interface) hay DMỈ (D esktop M anagem ent Interface). Các chuẩn này cho phép quản lý các thành phần phần cứng của máy chủ cũng như môi trường của các máy chủ (điện thế, nhiệt độ,...). Hầu hết các hệ điều hành của các máy chủ hiện nay cũng hỗ trợ chuẩn SNM P cho phép quản lý trạng thái của các thiết bị này bằng các phần m ềm quản lý m ạng hỗ trợ chuẩn SNMP. Ngoài các chuẩn này các máy chủ sử dụng hệ điều hành W indow s còn hỗ trợ thêm chuẩn W eb Based M anagem ent Interface.
Các thiết bị lun trữ thường có các công cụ của các hãng sản xuất hỗ (rợ việc quản lý các thiết bị này. M ột số hãng phát triển các công cụ quản lý cho phép có thể quản lý được thiết bị của nhiều hãng khác nhau. Tuy vậy số lượng hãng có thể hỗ trợ bởi các công cụ này còn hạn ch ế do chưa có m ột chuẩn chung cho việc quản lý các thiết bị lưu trữ.
Đối với các phần mềm trong trung tâm dữ liệu thông thường các hãng lớn cũng có các công cụ quản lý riêng của m ình. V í dụ phần m ềm O racle có phần mềm O racle Enterprise M anagem ent giúp quản trị các cơ sở dữ liệu của nó. M ột
- 6 2 -
số phần mềm quản trị này có khả năng hỗ trợ chuẩn SNM P để cho phép tích hợp việc quản trị vào phần mềm quản lý m ạng chung của toàn hệ thống.
2.7.2.2 Q u ả n lý s ự cô
Hệ thống quản lý đối tượng cung cấp cho chúng ta khả năng quản lý từng đối tượng độc lập. Công cụ này không cho chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ trung tâm dữ liệu như một hệ thống tổng thể. Chức năng này được cung cấp bởi phần m ềm quản lý sự cố. Công cụ quản lý sự cố cho phép người quản trị có thể theo dõi trạng thái của mọi thành phần trong hệ thống. Các công cụ này thường hoạt động theo ba bước thu thập thông tin, xử lý thông tin và giải quyết sự cố.
Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua các agent. M ỗi thành phần trong trung tâm dữ liệu có các agent riêng. Các agent này tương tác với các phần mềm trong hệ thống quản lý đối tượng. Thông qua sự tương tác này các agent sẽ thu thập thông tin về các trạng thái cũng như sự cố của thành phần m à nó chịu trách nhiệm . Các agent này chính là thành phần giúp cho việc tích hợp hệ thống quản lý đối tượng với hệ thống quản lý sự cố.
Sau khi nhận được các thông tin từ thu thập được từ các agent khác nhau trong hệ thống các thông tin này được tiếp tục được xử lý. Việc xử lý này bao gồm việc loại bỏ các thông tin không cần thiết, phát hiện các thông tin trùng lặp, nhóm các thông tin có liên quan với nhau và đặt mức độ ưu tiên cho các thông tin này. M ột điểm quan trọng cần thực hiện tại đây là việc phối hợp các (hông tin tại các điểm khác nhau để tìm ra nguyên nhân chính gây ra sự cố. K hả năng phối hợp các thông tin này thể hiện mức độ thông m inh của phần m ềm quản trị sự cố.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây sự cố hệ thống sẽ thực hiện việc giải quyết sự cố. Đối với một số nguyên nhân hệ thống sẽ tự động thực hiện việc xử lý sự cố. M ột số nguyên nhân khác hệ thống không có khả năng xử lý thì hệ thống sẽ thực hiện việc cảnh báo cho người quản trị và người quản trị trực tiếp can thiệp để xử lý sự cố.
-63 -
Tóm lại hệ thống quản lý sự cố cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về toàn bộ trung tâm dữ liệu và thực hiện việc giải quyết các sự cố xảy ra đối trung tâm dữ liệu.
2 . 7 . 2 3 Q u ả n lý tố c đ ộ
Tương tự như hệ thống quản lý sự cố hệ thống quản ]ý tốc độ cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về khả năng xử lý của toàn hệ thống.
Hệ thống quản lý tốc độ có nhiệm vụ thu thập các thông tin về tốc độ xử lý của các thành phần trong hệ thống. Việc thu thập các thông tin này cũng được thực hiện thông qua các agent. Với các thông tin này hệ thống quản lý có thể cho chúng ta thấy các sự cố liên quan đến khả năng xử lý của hệ thống cũng như các điểm nghẽn trong hệ thống.
Với các thông tin về các sự cố cũng như bức tranh toàn cảnh về khả năng xử lý của toàn hệ thống người quản trị có thể thực hiện việc điều chỉnh các tham số của hệ thống giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Hơn nữa dựa vào các thông tin này người quản trị cũng có thể phân bổ lại các tài nguyên của hệ thống cũng như việc dịch chuyển các tiến trình từ thành phần này sang thành phần giúp làm cân bằng khả năng xử lý của hệ thống. Tất cả các hoạt động này sẽ giúp giải quyết các sự cố về khả năng xử lý củ a hệ thống cũng như tăng hiệu quả sử dụng các tài nguyên trong hệ thống.
Một trong các chức năng khác của hệ thống quản lý tốc độ là đưa ra dự báo về yêu cầu của hệ thống trong tương lai. Với các thông tin này người quản trị có thể hoạch định được các tài nguyên cần thiết cho hệ thống trong tương lai từ đó định ra chính sách đầu tư đúng đắn hon.
2 .7 .2 .4 Q u ả n lý d ịch vụ
Việc quản lý dịch vụ bao gồm việc cung cấp dịch vụ, bảo đảm khả năng cung cấp dịch vụ và đo mức độ sử dụng dịch vụ.
- 6 4 -
Việc cung cấp dịch vụ bao gồm việc xây dựng các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng (ví dụ dịch vụ thư điện tử), xác định các tài nguyên cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ. Sau đó hệ thống sẽ phải thực hiện việc triển khai các dịch vụ này trong trung tâm dữ liệu. Hơn thế nữa trong một số trung tâm dữ liệu người ta còn cam kết với người sử dụng về mức độ cung cấp dịch vụ của họ như thời gian cung cấp dịch vụ, thời gian tối đa mà hệ thống không có khả năng cung cấp dịch vụ trong một năm, thời gian tối đa trả lời các yêu cầu xử ]ý của người sử dụng,... Đ ây là xu hướng phát triển của các trung tâm dữ liệu hiện nay.
Sau khi xây dựng xong các dịch vụ cũng như mức độ cung cấp dịch vụ các trung tâm dữ liệu phải thực hiện việc đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ này cho người sử dụng. Khi việc cung cấp dịch vụ bị sự cố hệ thống quản lý dịch vụ sẽ tương tác với hệ thống quản lý sự cố và hệ thống quản lý tốc độ để tìm nguyên nhân gây ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ và thực hiện việc xử lý sự cố. Các hệ thống bảo đảm dịch vụ này cũng đo mức độ cung cấp dịch vụ của hệ thống, thực hiện việc đối chiếu với các cam kết với người sử dụng để xem xét việc cung cấp dịch vụ này có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không.
Bên cạnh hệ thống cung cấp dịch vụ và đảm bảo dịch vụ một số hệ thống triển khai thêm việc đo mức độ sử dụng dịch vụ. Các thông tin về mức độ sử dụng dịch vụ của người sử dụng được dùng để tính toán chi phí, xác định xu hướng sử dụng dịch vụ của người sử dụng. Thông qua các thông tin này các trung tâm dữ liệu có khả năng lập kế hoạch cho các dịch vụ mới của hệ thống.
Ba công việc cung cấp dịch vụ, bảo đảm dịch vụ và đo mức độ sử dụng tạo thành m ột chu trình khép kín cho việc quản lý dịch vụ của m ột trung tâm dữ liệu kết nối Internet.
- 65 -
2.8.12.8.1. 2.8.1.