PHẦN 15: LẬP KẾ HOẠCH ĐỆ TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC10)

Một phần của tài liệu Phương án kinh doanh mẫu (Trang 39 - 43)

Hoạt Giả định

PHẦN 15: LẬP KẾ HOẠCH ĐỆ TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC10)

Bn sđệ trình tài liu d án khi nào, cho ai và đâu?

MỤC TIÊU

Cần hiểu khi nào nên đệ trình dự án và đệ trình cho ai

THÔNG TIN CƠ SỞ

Một dự án được đệ trình sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính trước khi được Chính phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và sẵn sàng để được thực hiện:

A. Giai đoạn 1: Nộp những dự án nằm trong danh sách các chương trình/dự án nhận được nguồn viện trợ ODA theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ

Cơ quan chủ quản cần chuẩn bị những gì:

o Đề xuất những chương trinh/dự án theo một mẫu cụ thể

o Liệt kê những chương trình/dự án họ đề xuất Cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này cho ai:

o Bộ kế hoạch và đầu tư

Khi nào các cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này:

o Dựa vào các yêu cầu/hướng dẫn của MPI

o Kế hoạch của nhà tài trợ

B. Giai đoạn 2: Chấp thuận danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA và đàm phán Hiệp ước khung quốc tế

Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA cho từng nhà tài trợ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt

Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị nội dung Hiệp ước khung quốc tế cho những chương tình/dự án trong danh sách nói trên và đàm phán với các nhà tài trợ

Cơ quan chủ quản cần làm gì:

o Cung cấp các thông tin và tài liệu bổ sung theo yêu cầu và

o Tham gia vào tiến trình đàm phán (nếu cần thiết)

C. Giai đoạn 3: Chuẩn bị tài liệu dự án trình lên Chính phủ và các nhà tài trợ để phê duyệt Cơ quan chủ quản cần làm gì:

o LAs sẽ sắp xếp để chuẩn bị tài liệu dự án (nguồn lực tài chính, kiến thức chuyên môn, v.v.)

o Đệ trình tài liệu dự án lên các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan để phê duyệt

o Tham gia vào việc chuẩn bị và đàm phán Hiệp ước quốc tế cụ thể Cơ quan chủ quản làm việc với bộ nào:

o Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính,

o Các bộ ngành liên quan (những ngành mà dự án có kế hoạch can thiệp vào)

o Các cơ quan của Chính phủ ở các tỉnh (địa phương nơi dự án sẽ được thực hiện)

o Các nhà tài trợ và các nhà tư vấn của họ Nộp tài liệu dự án ở đâu:

o Bộ kế hoạch và đầu tư và Thủ tướng nếu dự án do Thủ tướng phê duyệt

HOẠT ĐỘNG 15.1: Lập kế hoạch cho các hoạt động của bạn

Hãy thảo luận về thời gian nộp đề xuất dự án và danh sách ưu tiên theo kinh nghiệm của bạn

HOẠT ĐỘNG 15.2: Kiểm tra kế hoạch của các nhà tài trợ để nộp đề xuất dự án

Chọn ra một vài nhà tài trợ và điền thông tin vào bảng dưới đây :

Vào thời điểm nào trong năm các nhà tài trợ thường chấp nhận các đề xuất dự án?

Khi nào MPI họp đàm phán với các nhà tài trợ để thảo luận về những dự án được đệ trình? Bảng 16.2: Lập kế hoạch

Các nhà tài trợ Thời gian nhận đề xuất Các cuộc họp đàm phán với MPI

Ngân hàng thế giới

Ngân hàng phát triển Châu á JBIC AFD KfW AusAid EU JICA

40

Phần 16: CÁC THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Nghĩa thường s dng ca các tđó trong Xây dng Nghiên cu kh thi các d án ODA là gì?

Mục tiêu

Để hiểu cách sử dụng chung của các thuật ngữ trong tài liệu dự án ODA

THÔNG TIN CƠ SỞ

Tài liệu Nghiên cứu khả thi sẽ được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đánh giá, vì vậy việc đảm bảo rằng tất cả các bên, như các ban ngành liên quan, các cơ quan đánh giá và các nhà tài trợ, cùng hiểu thuật ngữ với nghĩa chung là rất cần thiết.

Việc làm rõ các khái niệm và giảm thiểu sự nhầm lẫn trong các thuật ngữ sẽ tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau và nâng cao chất lượng đánh giá.

Bảng 16.1: Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn, phương pháp và các công cụ phân tích đánh giá

Nghiên cứu khả thi

Thuật ngữ Nghĩa là gì?

Hiệu quả Đo lường một dự án đạt được mục tiêu ở cấp độ mục đích hay mục tiêu tổng thể, ví dụ mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hay dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu liên quan của mình một cách hiệu quả và bền vững

Hiệu suất Một phép đo về phương diện kinh tế trong việc biến các đầu vào (ngân sách, chuyên gia, thời gian, v.v) thành đầu ra.

Hiệu lực Mức độ các mục tiêu của dự án đạt được hay hy vọng đạt được của dự án, có tính đến tầm quan trọng tương đối của dự án

Các tác động của dự án

Những thay đổi tình huống phát sinh từ các ảnh hưởng phối hợp của các hoạt động dự án, hoặc việc đánh giá xem dự án đã đạt được mục tiêu cao nhất ở mức độ nào.

Các tác động lâu dài tích cực và tiêu cực, đầu tiên và tiếp theo phát sinh do can thiệp phát triển tạo ra, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tính đến hay không tính đến. Đôi khi tác động còn có nghĩa là những gì mà dự án đạt được ngoài các đầu ra trực tiếp.

Tác động phát triển thể chế

Mức độ một sự can thiệp hoặc cải thiện hoặc làm yếu đi khả năng của một quốc gia hoặc khu vực trong việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn nhân lực, tài lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của minh, ví dụ thông qua : (a) định nghĩa rõ hơn, tính ổn định, minh bạch, hiệu lực và tính dự báo trước những sắp xếp về thể chế và/hoặc (b) sự liên kết tốt hơn giữa sứ mệnh và năng lực của một tổ chức với quyền hạn của tổ chức đó bắt nguồn từ những sắp xếp thể chế này. Những tác động đó có thể bao gồm những ảnh hưởng có chủ đích và không có chủ đích của một hoạt động

Phân tích chi phí – lợi ích (CBA)

So sánh kinh tế giữa đầu tư và chi phí vận hành với lợi ích hoặc tác động trực tiếp tạo ra do đầu tư trong một can thiệp cụ thể.

CBA được sử dụng để quyết định phân bổ hiệu suất, ví dụ: so sánh chi phí và lợi ích của các chương trình phục vụ các nhóm bệnh nhân khác nhau.

đơn vị thông thường, ví dụ tiền thì nên loại những mục đó ra khỏi phân tích. Phân tích chi phí – lợi ích được tiến hành trên cả phương diện kinh tế và tài chính Phân tích

hiêu quả - chi phí (CEA)

Một dạng phân tích trong đó so sánh chi phí của những tiếp cận khác nhau có cùng đầu ra hay không. CEA thường được sử dụng để quyết định hiệu suất kỹ thuật, ví dụ: so sánh chi phí và hậu quả của việc cạnh tranh các can thiệp trong một ngân sách cho trước.

CEA thường được sử dụng khi đầu ra khó xác định giá trị bằng tiền. Phân tích độ

nhạy

Phân tích xem các kết quả nhạy thế nào với những thay đổi của các giả định. Các giả định đáng lưu ý nhất cần dựa chủ yếu vào phần lợi ích chi phối và các yếu tố chi phí và lĩnh vực dễ thay đổi nhất của chương trình hay quy trình phân tích. Phân tích

rủi ro

Phân tích hoặc đánh giá các yếu tố (được gọi là các giả định trong khung lôgíc) ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc đạt được thành công các mục tiêu của một can thiệp. Một nghiên cứu chi tiết về các hậu quả tiêu cực và không mong muốn tiềm ẩn cho cuộc sống, sức khoẻ, tài sản của con người hoặc môi trường do các can thiệp phát triển tạo ra; một qua trình có hệ thống nhằm cung cấp thông tin liên quan đến những hậu quả không mong muốn, quá trình lượng hoá các xác suất và các tác động dự kiến cho các rủi ro đã được xác định Phân tích độ

nhạy

Phân tích xem các kết quả thay đổi nhạy thế nào theo các giả định. Các giả định đáng lưu ý nhất cần dựa chủ yếu vào phần lợi nhuận chi phối và các yếu tố chi phí và khu vực dễ thay đổi nhất của chương trình hay quy trình phân tích.

Phân tích rủi ro

Sự phân tích hay đánh giá các yếu tố (được gọi là giả định trong khung logic) ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến sự thành công của một mục tiêu can thiệp. Đánh giá chi tiết về các hậu quả tiêu cực không mong muốn đối với đời sống, sức khoẻ, tài sản của con người, hay môi trường do việc can thiệp phát triển gây ra; một quy trình cung cấp có hệ thống các thông tin có liên quan đến những hậu quả không mong muốn đó; quy trình xác định số lượng khả năng và các tác động tính đến đối với những rủi ro đã được xác định.

Đánh giá tác động

Quy trình đánh giá tác động của một dự án trong một khu vực can thiệp. Đánh giá

ảnh hưởng

Một loại đánh giá tập trung vào các kết quả hay ảnh hưởng lâu dài và lan rộng, dù có được tính đến hay không của một dự án.

HOẠT ĐỘNG 16: Nghiên cứu tài liệu dự án thực tế

Sử dụng tài liệu dự án thực tế, và kiểm tra Nghiên cứu khả thi. Kiểm tra các vấn đề sau:

Bạn sẽ sử dụng phương pháp phân tích nào: CBA hay CEA? (Gợi ý: CEA thường được sử dụng khi không thể tính dễ dàng đưa ra các đầu ra với giá trị bằng tiền)

Các phân tích tài chính và kinh tế có cung cấp nhiều số liệu về lợi ích ròng tăng lên của dự án hay không xét trên góc độ các nhóm liên quan và xã hội như một thể thống nhất?

Phân tích độ nhạy tài chính và kinh tế có được thực hiện đúng cách không? Các loại tác động nào được phân tích trong tài liệu?

Phân tích rủi ro có được thực hiện đúng cách không?

42

Một phần của tài liệu Phương án kinh doanh mẫu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)