Chỉnh lý trên sổ theo dõi biến động.

Một phần của tài liệu công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 54)

STT Họ tên người chuyển

quyền Họ tên ngườinhận chuyển quyền

Nội dung biến

động Diện tích( m2 ) Tờ bảnđồ / Số thửa

1 Vũ Văn Lâm Trần Thị Xuân Chuyển nhượng 39,1 05/507

2 Văn Phú Hoàng Linh Đoàn Đức Trân Chuyển nhượng 159 44/524

3 Phan Nụ Phạm Thị Nhung Chuyển nhượng 381,4 39/502

4 Trần Văn Tráo Trần Văn Nhứt Tặng cho 156,2 68/504

5 Phạm Văn Đức Phạm Văn Nghĩa Tặng cho 70,6 60/510

6 Lê Thị Đức Lê Mạnh Hùng

Lê Thị Thu Hiền Tặng cho 384,3291 11/3411/35

7 Nguyễn Thị Liễm Nguyễn Thị Liễm Hợp thức hóa 1.923,5 43/39

8 Nguyễn Đức Tiến Nguyễn Đức Tiến Hợp thức hóa 145,7 03/27

9 Võ Thị Liên Võ Thị Liên Hợp thức hóa 65,8 59/71

10 Trần Văn Cơn Trần Hồng Điệp

Trần Thị Kim Linh Trần Ngọc Thụy

Nhận thừa kế 471,4815,5 471,7

20/532

11 Trần Ngọc Bảo Trần Ngọc Bảo Đổi giấy 954,5 24/61

12 Đặng Thị Nhuận Đặng Thị Nhuận Đổi giấy 192,4 23/518

13 Nguyễn Thị Bích Nguyễn Thị Bích Chuyển mục

đích

1.307 56/105

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi)

c) Chỉnh lý biến động trên sổ mục kê

Việc chỉnh lý trên sổ mục kê cho những trường hợp biến động đã được cấp GCNQSDĐ hoặc chứng nhận lên GCNQSDĐ đã cấp, việc chỉnh lý được quy định. - Các nội dung thay đổi phải được gạch bằng mực đỏ.

- Khi thay đổi loại đất phải gạch bỏ diện tích ở cột ghi loại đất cũ và ghi vào cột loại đất mới trên cùng cùng một dòng thửa đã ghi.

- Khi thay đổi tên chủ sử dụng đất phải gạch bỏ tên chủ sử dụng đất cũ bằng mực đỏ, rồi ghi vào cột ghi chú đã chuyển sang trang số mấy.

- Trường hợp tăng, giảm diện tích của thửa đất thì chỉnh lý bằng cách gạch bỏ dòng thửa thay đổi, ghi lại thửa đất theo số liệu mới xuống các trang cuối dành cho mỗi tờ bản đồ và ghi “ xem thửa số…” vào dòng thửa đã thay đổi ở cột ghi chú.

d) Chỉnh lý biến động trên sổ địa chính

Việc cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính chỉ được thực hiện trên những trường hợp biến động đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ hoặc chứng nhận biến động lên GCNQSDĐ đã cấp và được thực hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang

46

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất được đăng ký tiếp vào các dòng còn trống ở phần “ đăng ký sử dụng đất’’ thuộc trang đăng ký của người đó, nếu chưa có tên trong sổ địa chính thì lập trang mới theo quy định.

- Người sử dụng đất bị thu hồi đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất một phần diện tích đã đăng ký cho người khác thì gạch bằng mực đỏ thửa đất biến động, nội dung biến động (loại hình, diện tích biến động và tên người nhận quyền sử dụng đất) căn cứ pháp lý có liên quan đến biến động (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần những thay đổi trong quá trình sử dụng phần diện tích chuyển quyền được ghi như ở phần trên.

- Người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất toàn bộ phần diện tích đã đăng ký cho người khác thì nhận quyền sử dụng đất được đăng ký trên trang sổ đã đăng ký của chủ cũ bằng cách gạch tên chủ cũ bằng mực đỏ, ghi tên chủ mới căn cứ pháp lý chuyển quyền (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần thay đổi trong quá trình sử dụng.

- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức hoặc giữa các hộ gia đình ở các khu dân cư khác nhau thì gạch chéo góc trang thay đổi bằng mực đỏ và đăng ký cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất vào quyền khác theo đúng nguyên tắc lập sổ.

- Khi có sự thay đổi về hình thể thửa đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất đã đăng ký thì gạch ngang bằng mực đỏ thửa thay đổi, ghi lại xuống dòng dưới cùng của trang chủ sử dụng đã đăng ký, ghi chú số hiệu thửa, căn cứ pháp lý làm biến động (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký…) vào phần những thay đổi trong quá trình sử dụng.

e) Chỉnh lý biến động trên GCNQSDĐ

- Đối với những sai sót trên GCNQSDĐ do cơ quan Nhà nước ghi như: Số thửa, trùng thửa, viết sai họ tên, năm sinh, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…, khi chủ sử dụng đất đề nghị thì tiến hành lập hồ sơ đăng ký biến động ngay, làm cơ sở chỉnh lý trên GCNQSDĐ.

- Đối với những sai sót do sử dụng đất kê khai không đúng hết diện tích thì cũng phải lập hồ sơ như phần trên, toàn bộ kinh phí chủ sử dụng phải chi trả.

- Sau khi nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai, phải tiến hành đối chiếu, kiểm tra, lập viên bản đo đạc, trường hợp phức tạp, UBND thị trấn phải lập tờ trình đến phòng TNMT, UBND huyện xem xét.

- Phòng TNMT chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ , nếu đủ điều kiện thì thực hiện tách thửa, xác định ranh giới thửa đất cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, trình UBND huyện ra quyết định chỉnh lý biến động trên GCNQSDĐ, nếu thuộc thẩm quyền của cấp Thành phố thì tham mưu cấp huyện lập tờ trình chuyển hồ sơ đến Sở TNMT.

f) Chỉnh lý biến động trên sổ cấp GCNQSDĐ

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trong quá trình đăng ký biến động đất đai được ghi vào sổ tiếp theo số thứ tự GCNQSDĐ cuối cùng của đơn vị hành chính lập sổ. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Trang

47

- Nếu giấy chứng nhận chuyển nhượng cho chủ mới, thì ghi tên chủ mới và nơi cư trú vào cột ghi chú.

- Nếu một phần diện tích của GCNQSDĐ đã cấp được tách ra cấp theo GCNQSDĐ mới thì ghi số hiệu thửa đất tách ra và số thứ tự của GCNQSDĐ vào một cột ghi chú.

III.7.3 Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động từ năm 2006 đến nay (tháng 6/2008) trên địa bàn thị trấn Củ Chi

Tính đến nay (tháng 6/2008) trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi đã thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai theo Thông tư 1990, Luật Đất Đai 2003 và các văn bản dưới luật khác với tổng trường hợp biến động là 1624 hồ sơ, trong đó:

- Biến động do chuyển nhượng QSDĐ:1029 hồ sơ với diện tích 249.176,1 m2. - Biến động do tặng cho QSDĐ: 119 hồ sơ với diện tích 27.973,7 m2.

- Biến động do thừa kế QSDĐ :14 hồ sơ với diện tích 6.948,1 m2. - Biến động do sai sót trong chuyên môn: 52 trường hợp.

- Biến động do chuyển mục đích: 145 hồ sơ với diện tích 70.603,0 m2 . - Biến động do thế chấp QSDĐ:11 hồ sơ với diện tích 6.045,2 m2.

- Biến động do hợp thức hóa quyền sử dụng đất:194 hồ sơ với diện tích 72.643,6 m2. - Biến động do đổi giấy CNQSDĐ: 60 hồ sơ với diện tích 18.873,6 m2.

Sau khi kiểm tra làm thủ tục đăng ký biến động kết quả của công tác này đến nay đạt chỉnh lý trên 2 BĐĐC, 1 sổ mục kê, 5 sổ địa chính, 3 sổ theo dõi biến động, 3 sổ cấp GCNQSDĐ. Trong đó:

- 02/03 tờ bản đồ địa chính.

- 01 quyển mục kê, trong đó chỉnh lý:

+ Thay đổi loại đất từ đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, cây hàng năm khác và nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở là 137 thửa.

+ Tăng, giảm diện tích sau khi đo đạc lại hay một phần diện tích đất nằm trong quy hoạch là 28 thửa.

+ Thay đổi họ tên chủ sử dụng đất là 454thửa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 03 quyển sổ theo dõi biến động: Với tổng thửa biến động là 1.475thửa gồm 1182 thửa thay đổi chủ sử dụng đất mới và 293 vẫn tên chủ sử dụng đất cũ.

+

- 03 quyển cấp GCNQSDĐ trong đó đã cấp 1.475 giấy với tổng diện tích . - 05 quyển địa chính.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết hồ sơ số lượng trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy ban đầu sau khi xem xét , kiểm tra thực địa, trao đổi với từng chủ sử dụng đất và xin ý kiến của cơ quan cấp trên thì số lượng được cấp tăng lên. Do đó, số lượng giấy CNQSDĐ đủ điều kiện cũng tăng theo dẫn đến sự chênh lệch giữa hồ sơ quản lý và hồ sơ báo cáo của huyện và thị trấn làm cho công tác cập nhật chỉnh lý chưa được chính xác. Bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều hồ sơ không giải quyết được dẫn đến kết quả giải quyết hồ sơ chưa dứt điểm gây khó khăn cho người dân lẫn cán bộ địa chính.

Trang

48

III.8 Đánh giá tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi

Trong những năm qua, kinh tế của huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng phát triển theo xu thế chung của Thành phố, đặc biệt trong các ngành sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong thời gian tới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng đất nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất của huyện và thị trấn nói chung. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất dẫn đến biến động đất đai ngày càng nhiều. Nhằm lập lại trật tự quản lý đất đai, hạn chế sử dụng đất bất hợp pháp, sai mục đích sử dụng, đồng thời sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả giúp Nhà nước tăng cường quản lý quỹ đất hiệu quả hơn và hoàn thiện hồ sơ địa chính thì việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai càng trở nên cấp thiết cần đẩy nhanh trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, ở Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng tình hình biến động đất đai rất nhiều nhưng công tác cập nhật, theo dõi chỉnh lý biến động còn chậm và tồn tại nhiều hạn chế.

- Chỉnh lý không đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính, cách chỉnh chưa tuân thủ theo quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường.

- Việc cập nhật không được thường xuyên, liên tục của từng loại hình biến động đất đai trên địa bàn. Các thông tin biến động để cập nhật hồ sơ giữa 3 cấp: thị trấn, huyện, thành phố không thường xuyên.

- Số liệu báo cáo giữa Thị Trấn và Huyện còn chênh lệch gây khó khăn cho việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Vì vậy, hồ sơ địa chính chưa được hoàn chỉnh, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, chưa thể hiện hết thông tin về thửa đất giữa hiện trạng sử dụng với hồ sơ địa chính ban đầu dẫn đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Từ đó, yêu cầu cấp bách hiện nay ở Thị Trấn Củ Chi là tập trung thực hiện công tác cập nhật, theo dõi biến động hồ sơ địa chính dựa trên tài liệu hồ sơ địa chính đã có, phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.

III.9 Một số vấn đề rút ra từ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai III.9.1 Những tồn tại

Hiện nay công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Nhưng cơ bản vẫn là:

- Cán bộ địa chính thiếu trang thiết bị cần thiết và chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, do đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chỉ sơ sài không đúng quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường.

- Việc thông báo những thông tin đất đai giữa thị trấn - huyện chưa kịp thời, mặc dù có quy định trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cấp thực hiện nhưng thực tế cập nhật không đồng bộ trên hệ thống hồ sơ địa chính.

- Thiếu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của cơ quan địa chính cấp trên. Trang

49

- Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung pháp lý đồng bộ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xảy ra trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.

- Ý thức của người dân vẫn chưa cao, không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về chuyển đổi sử dụng đất. Một bộ phận người dân không chịu khai báo với chính quyền, tìm mọi cách đối phó nhằm tránh các thủ tục khi có nhu cầu chuyển đổi, xin chứng nhận QSDĐ dẫn đến nhiều trường hợp chuyển đổi trái phép trong dân, từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn.

III.9.2 Các giải pháp khắc phục

a) Giải pháp quản lý

- Hồ sơ đăng ký biến động cần được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp theo từng năm, phân loại theo từng dạng biến động nhằm tránh những sai sót trong quá trình cập nhật vào hồ sơ địa chính và tránh mất thời gian khi cập nhật, chỉnh lý biến động.

- Tăng cường quản lý, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất, giám sát các loại hình biến động bất hợp lý, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, tư liệu, số liệu, số liệu bản đồ một cách chính xác, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng đất tại địa phương một cách chặt chẽ, sử dụng đất đúng mục đích và đạt hiệu quả.

- Tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở, kết hợp với các ban ngành ở địa phương quản lý, xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình sử dụng đất, hạn chế tình hình sử dụng đất bất hợp pháp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai nhất là quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất rên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế các biến động bất hợp pháp trên địa bàn.

b) Giải pháp kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức công tác tập huấn, từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai từ xã, thị trấn đến huyện.

- Tăng cường các trang thiết bị và đầu tư ứng dụng tin học, nối mạng giữa các cấp nhằm phục vụ công tác quản lý tại cơ sở.

c) Giải pháp tổ chức

- Hạn chế luân chuyển cán bộ địa chính cấp cơ sở; hiện nay chúng ta đang thực hiện cải cách hành chính nên tăng cường trách nhiệm cho cấp cơ sở, nếu có thể được bổ sung thêm cán bộ địa chính cấp cơ sở.

- Bảo quản các tài liệu, số liệu qua các năm để làm cơ sở cho việc tham khảo hoặc kế thừa cho các năm tiếp theo.

- Các thông tin biến động đất đai phải thông báo đồng bộ và thường xuyên liên tục. - Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức để người sử dụng đất phát huy quyền và nghĩa vụ của mình.

Trang

50

- Tổ chức công tác thực hiện đúng quy trình, quy phạm hướng dẫn đăng ký biến động đất đai.

- Đối với trường hợp tranh chấp đề nghị UBND xã tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân, đồng thời cũng cố lực lượng hoà giải ở cơ sở tiến hành hoà giải những trường hợp tranh chấp để công tác cấp GCNQSDĐ đạt kết quả tốt.

- Đối với trường hợp chưa chia, chưa tương phân tuyên truyền vận động nhân dân tiến hành phân chia cấm ranh, mốc và phối hợp với các đơn vị đo đạc tiến hành đo đạc

Một phần của tài liệu công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 54)