Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

a) Vị trí địa lý

Thị Trấn Củ Chi, huyện Củ Chi nằm ở ngoại thành Tp Hồ Chí Minh khoảng 40 km, có các tuyến đường quốc lộ 22 và tỉnh lộ 8 đi qua. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 381,69 ha, có vị trí địa lý như sau:

- Từ 100 59’45’’ đến 11003’30’ vĩ độ Bắc.

- Từ 106031’15’’ đến 106035’00’’ kinh độ Đông. - Tứ cận:

Phía Đông giáp xã Tân Thông Hội. Phía Đông Bắc giáp xã Phước Vĩnh An. Phía Nam giáp xã Tân An Hội.

Phía Tây giáp xã Tân An Hội.

b)Thổ nhưỡng

Huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên 43.496,59 ha, chiếm 20,76% diện tích tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Củ Chi được chia thành các nhóm chính sau: Bảng 3 : Các nhóm đất chính trên địa bàn Khoản mục Diện tích ( ha ) Tỷ lệ (%) Nhóm đất vàng đỏ , vàng xám 9.237 21,24 Nhóm đất xám 15.329 35,24 Nhóm đất đọng bùn trên phù sa 899,59 2,07 Nhóm đất nhiễm phèn dốc tụ trên nền phèn 1.482 3,41 Nhóm đất phù sa trên nền phèn 1.538 3,54 Nhóm đất phèn 15.011 34,5

(Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Củ Chi)

- Nhóm đất vàng đỏ, đất vàng xám: có diện tích 9.237 ha, chiếm 21,24% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên vùng gò đồi các xã: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phước Vĩnh An.

- Nhóm đất xám: có diện tích 15.329 ha, chiếm 35,24% diện tích đất tự nhiên, lớn nhất và phân bố hầu hết ở các xã trong huyện.

- Nhóm đất đọng bùn trên phù sa: có diện tích 899,59 ha , chiếm 2,07% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã: Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ.

- Nhóm đất nhiễm phèn dốc tụ trên nền phèn: có diện tích 1.482 ha, chiếm 3,41% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các vùng thấp, tập trung ở các xã: Thái Mỹ, Trung lập Hạ, Tân Phú Trung.

Trang

17

- Nhóm đất phù sa trên nền phèn: có diện tích 1.538 ha, chiếm 3,54% phân bố dọc theo sông Sài Gòn.

- Nhóm đất phèn: có diện tích 15.011, chiếm 34,5% phân bố trên các vùng trũng, tập trung ở phía Tây của huyện và một số nơi ven sông Sài Gòn.

c) Địa hình

Địa hình Củ Chi mang đầy đủ dấu ấn của vùng đồng bằng Nam Bộ, địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu hướng thấp dần theo hai hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Nam. Trong đó, Thị Trấn Củ Chi có địa hình tương đối bằng phẳng, cộng thêm địa chất rất chắc chắn thuận lợi cho việc đo vẽ thành lập BĐĐC. Bên cạnh đó, địa hình Thị Trấn Củ Chi còn nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ, thể hiện cụ thể địa hình nghiêng thấp dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam. Nhìn chung, địa hình Thị Trấn có thể chia làm 3 phần như sau:

- Vùng đồi gò: Là vùng cao của Huyện, thường mặt gò được trải rộng, bằng phẳng, có độ cao trên 15 m.

- Vùng triền: Là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng bưng trũng, có độ cao từ 5- 10m.

- Vùng bưng trũng: cao từ 1-2 m, thích hợp trồng lúa với năng suất trung bình 4-5 tấn/ha.

d) Địa chất công trình, địa chất thủy văn

Vùng huyện Củ Chi chủ yếu là phù sa cổ và trẻ, theo sức chịu tải và mực nước ngầm chia ra như sau:

- Đất loại 1: Có sức chịu tải 1,5Kg/cm2, mực nước ngầm cách mặt đất 5-12m có diện tích chiếm 34% đất toàn huyện.

- Đất loại 2: Chiếm 19% - Đất loại 3: Chiếm 5,5%

- Đất loại 4: Sức chịu tải < 0,75Kg/cm2 , mực nước ngầm cách mặt đất 0,5m chiếm 41,5% diện tích toàn huyện.

e) Khí hậu-Thời tiết

Thị Trấn Củ Chi, huyện Củ Chi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính xích đạo, được phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm với các đặc điểm sau:

- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 27,5oC.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm-1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7,8,9 là 80%-90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.

- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100-2.920 giờ.

Trang

18

f) Thủy văn

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính sau:

- Sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng chế độ dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m.

- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của sông Sài Gòn như: Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương... Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Vàm Cỏ Đông.

- Công trình thủy điện lớn của cả huyện dẫn nước ngọt từ hồ Dầu Tiếng về là kênh Đông. Kênh Đông tạo ra nguồn nước tưới cho toàn bộ diện tích đất trên địa bàn thị trấn và 20 xã trong huyện. Cũng như hầu hết các xã, thị trấn Củ Chi sử dụng nguồn nước ngầm thông qua một số giếng khoan ở các xã Tân Phú Trung, Tân An Hội, An Nhơn Tây, Trung An. Nước ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho việc phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của người dân.Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thuỷ triều.

* Thực trạng môi trường

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Với vị trí nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế. Trong những năm tới khu Đô thị Tây Bắc hình thành, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển; do đó, mật độ dân số trên địa bàn rất cao cùng với sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông, chịu ảnh hưởng của nước thải các khu, cụm công nghiệp đã có sự tác động không nhỏ đến môi trường cũng như đời sống của nhân dân.

Ô nhiễm không khí

- Khói bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông quá cũ.

- Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động cơ khí, sửa chữa… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu lượng khai thác nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả của hồ Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho thành phố.

Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước mặt và đã phần nào làm tăng mức độ ô nhiễm tại các tuyến kênh Thầy Cai-An Hạ, N31A, kênh Xáng... Việc sinh hoạt thiếu ý thức của người dân đã làm nghẽn một số giao thông thủy, tạo nước tù, làm ô nhiễm môi trường.

Môi trường đất: Ô nhiễm đất do chất thải

Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc

Trang

19

độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất.

Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh.

Một phần của tài liệu công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w