Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), tr.89;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phân loại thành phần kinh tế trong công tác thống kê Việt Nam Tổng cục Thống kê (Trang 31)

45Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006, tr 87;46Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội - 1987, tr 60; 46Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội - 1987, tr 60;

Đại hội VII, tiếp tục phát triển quan điểm này, chủ trương: “hướng kinh tế tư nhân phát triển theo con đường kinh tế tư bản nhà nước, Nhà nước có thể liên doanh với tư

nhân trong và ngoài nước”47

Đại hội VIII đã xác định rõ hơn vị trí và các hình thức của kinh tế tư bản nhà nước:

“kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với không chỉ tư bản tư nhân trong nước mà cả với tư bản nước ngoài. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý…”48

Như vậy, đến Đại hội VIII, hình thức liên doanh giữa kinh tế nhà nước với nhà đầu

tư nước ngoài được xếp vào TPKT tư bản nhà nước.

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định kinh tế tư bản nhà nước là một thành phần

trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh49

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XI chủ trương “tạo điều kiện để tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”, đó là bước phát triển mới, khi kinh tế tư nhân trong nước đã lớn mạnh, Đảng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô, bằng chủ trương tạo điều kiện để tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, khuyến khích phát triển TPKT tư bản nhà nước.

Tóm li, quan đim ca Đảng Cng sn Vit Nam v TPKT:

Trong thi k trước đổi mi: phân định rõ thành hai chế độ sở hữu tồn tại biệt lập và đối lập nhau là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu phi xã hội chủ nghĩa. Từ đó Ðảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa triệt để chế độ sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản tư nhân thành các hình thức sở hữu khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Với chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất chủ yếu, từ đó hình thành hai TPKT là kinh tế quốc doanh (với nòng cốt là các xí nghiệp quốc doanh) và

47Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội - 1991, tr 68;

48Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996, tr 95;49Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001, tr 99. 49Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001, tr 99.

kinh tế tập thể; các TPKT phi xã hội chủ nghĩa phải được cải tạo để dần dần trở thành TPKT xã hội chủ nghĩa.

Thi k đổi mi đến nay: với ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) là cơ sở căn bản để hình thành các TPKT. Quan điểm của Đảng cho rằng các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập, mà chúng đan xen nhau, hỗn hợp trong các loại hình sản xuất, kinh doanh, và tương ứng với nó là hình thành nhiều TPKT. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh 1991, quan điểm của Đảng nhất quán: trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều TPKT. Dự thảo Cương lĩnh 2011 cũng hoàn toàn nhất trí về TPKT như Cương lĩnh 1991. Các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng từ khoá VI đến khoá XI (dự thảo) đều cơ bản nhất trí nền kinh tế nước ta có năm TPKT, đó là các TPKT: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các TPKT trên cùng tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời Đảng cũng xác định rõ vai trò của từng TPKT trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với

kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Cơ chế, chính sách đối với các TPKT cũng được hoạch định rõ, theo hướng các TPKT được khuyến khích phát triển, bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ trên, về phía Chính phủ, việc chỉ đạo các cơ quan nhà

nước thực hiện việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng về TPKT còn chậm, chưa chỉ rõ

nội hàm các TPKT hay xác định rõ các tiêu chí đối với các TPKT, vì vậy việc tổ chức thu

PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phân loại thành phần kinh tế trong công tác thống kê Việt Nam Tổng cục Thống kê (Trang 31)