42Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996, tr. 85;43Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001, tr 24. 43Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001, tr 24.
tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng các hình thức đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế”44.
Đại hội X của Đảng chủ trương:
“Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chếđể thu
hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng”45.
Dự thảo Báo cáo chính trịĐại hội XI tiếp tục phương châm ra sức phát huy nội lực
để phát triển, đồng thời coi trọng thu hút nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn, công nghệ
cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, chủ trương tiếp tục thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên,
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cần phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển của đất nước.
Như vậy, bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành và phát triển, vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên rõ nét hơn trong từng bước phát triển, tăng trưởng của kinh tế nước ta. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là TPKT được chú trọng, được tạo điều kiện phát triển, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các TPKT trong nước.
5. Kinh tế tư bản nhà nước
- Trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để
cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ, xoá bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, đưa nền kinh tế chủ yếu là dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
- Sau đổi mới: Đại hội VI xác định: “kinh tế tư bản nhà nước là một TPKT trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần, là hình thức kinh tế quá độ được tổ chức từ thấp đến cao, từđại lý cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, làm gia công, cho đến hình thức cao là công tư hợp doanh với nhà nước”46