Đặc trưng môi trường vùng Cửa Bé

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất sinh học và các thông số sinh thái môi trường ở vùng Cửa Bé trong mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5) (Trang 34)

Kết quả khảo sát các yếu số môi trường tại Cửa Bé trong thời gian nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường vùng nghiên cứu.

Yếu tố Đợt thí nghiệm Giá trị thống kê

Triều thấp 1 3 5 7 9 11 Min Max Trung bình S (‰) 22,4 22,2 16,6 20,5 24,6 22,2 16,6 24,6 21,4 pH 8,01 7,86 7,90 7,96 7,95 7,93 7,86 8,01 7,94 DO 5,43 5,55 5,81 5,84 5,16 6,61 5,16 6,61 5,73 Chla 12,30 16,32 22,21 8,52 11,38 24,01 8,52 24,01 15,79 NO2- 49,14 56,75 47,95 60,56 67,34 20,70 20,7 67,34 50,41 NO3- 686,03 393,90 681,81 39,02 0,00 940,72 0,00 940,72 456,91 NH4+ 39,46 90,04 37,77 40,42 252,44 73,85 37,77 252,44 89,00 PO43- 62,85 66,05 59,00 107,74 114,79 83,37 59,00 114,79 82,30

Triều cao 2 4 6 8 10 12 Min Max

Trung bình S (‰) 29,5 31,0 20,4 29,3 32,3 29,0 20,4 32,3 28,6 pH 8,03 8,02 8,14 7,99 7,99 8,00 7,99 8,14 8,03 DO 5,78 5,89 6,62 6,47 5,63 6,01 5,63 6,62 6,07 Chla 5,86 5,46 6,72 24,66 5,56 16,32 5,46 24,66 10,76 NO2- 25,40 28,14 26,12 33,55 28,85 16,66 16,66 33,55 26,45 NO3- 100,19 0,00 0,00 198,27 172,43 1155,86 0,00 1155,86 271,12 NH4+ 34,70 38,30 25,82 34,70 100,40 69,19 25,82 100,40 50,52 PO43- 54,51 60,28 37,84 68,62 61,56 52,59 37,84 68,62 55,90

Ghi chú: Chl-a : mg/ m3; DO : mgO2/ l ; NO2 - , NO3 - , NH4 + , PO4 3- : µg/l.

Độ mặn có sự chênh lệch rõ rệt giữa triều cao và triều thấp. Độ mặn dao động 16,6 – 32,3 ‰. Khi triều cao vùng cửa sông bị nước biển xâm nhập nên độ mặn ở Cửa Bé (chịu ảnh hưởng khối nước biển) trong khoảng 20,4 – 32,3 ‰, cao hơn khi triều thấp (chịu ảnh hưởng khối nước ngọt) trong khoảng 16,6 – 24,6 ‰. Tuy nhiên, do những cơn mưa đầu mùa làm cho độ mặn ở khu vực nghiên cứu giảm cục bộ.

Giá trị pH của vùng Cửa Bé dao động 7,86 – 8,14, nằm trong khoảng dao động bình thường của nước biển, thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ (QCVN 10 : 2008), pH ở thời điểm triều cao lớn hơn triều thấp.

DO tương đối cao,đều lớn hơn 5 mg O2/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ (QCVN 10:2008), DO ở thời điểm triều cao thường cao hơn triều thấp nhưng không lớn lắm (hình 3.1), DO thấp nhất là 5,16 mgO2/l vào thời điểm triều thấp, đợt thu mẫu ngày 8/5; và cao nhất là 6,62 mgO2/l vào thời điểm triều cao, đợt thu mẫu ngày 10/4.Tuy nhiên, vào đợt thu mẫu triều cao (ngày 22/5) DO thấp hơn triều thấp (ngày 21/5).

Hình 3.1: Biến động hàm lượng DO (mg O2/l) tại Cửa Bé.

Hàm lượng muối dinh dưỡng nitrite NO2 -

có khoảng dao động 16,66 – 67,34 µgN/l. NO2

-

ở những thời điểm triều cao dao động trong khoảng : 16,66 – 33,55 µgN/ l, thấp hơn so với những thời điểm triều thấp dao động trong khoảng : 20,70 – 67,34 µgN/l. Giá trị NO2

-

giảm đột ngột vào thời điểm triều thấp ngày 21/5. Sự chênh lệch lượng muối dinh dưỡng giữa thời điểm triều thấp xấp xỉ gần 2 lần so với thời điểm triều cao (Hình 3.2). Điều này có thể do trong điều kiện DO cao, NO2 tạo thành nhanh chóng chuyển thành NO3.

Hình 3.2: Biến động hàm lượng Nitrite (µgN/l) tại Cửa Bé.

Hàm lượng NO3 -

biến động khá phức tạp (Hình 3.3), dao động từ vết đến 1155,86µgN/ l. Trong giai đoạn đầu (từ 13/3/2012 đến 10/4/2012), hàm lượng NO3

-

triều thấp cao hơn triều cao, nhưng sau đó (từ 10/4/2012 đến 8/5/2012), hàm lượng NO3- giảm đột ngột. Sau đó, NO3

-

tăng mạnh cho đến cuối đợt nghiên cứu, đạt giá trị cực đại ngày 22/5/2012 (Triều cao: 1155,86 µgN/ l, và triều thấp: 940,72µgN/ l).

Hình 3.3: Biến động hàm lượng Nitrate (µgN/l) tại Cửa Bé.

Hàm lượng muối dinh dưỡng Amonia NH4 +

dao động 25,82 - 252,44 µgN/l, hầu như đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ (QCVN 10:2008, giá trị cột A2: 0,2 mgN/L), trừ thời điểm triều cao ngày 8/5. NH4

+

triều thấp trung bình là 89 µgN/l cao hơn so với triều cao (50,52 µgN/l). Có hiện tượng tăng đột biến hàm

lượng NH4 +

lúc triều thấp (ngày 8/5) với giá trị hàm lượng NH4 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là 252,44 µgN/l, có thể do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác trong hệ sinh thái và từ chất thải của các hoạt động kinh tế ven bờ gia tăng trong thủy vực tại thời điểm thu mẫu.

Hình 3.4: Biến động hàm lượng Amonia (µgN/l) tại Cửa Bé.

Hàm lượng muối dinh dưỡng phosphate PO4 3-

dao động 37,84 - 114,79 µgP/l. Hàm lượng PO43- triều thấp trung bình là 82,30 µgP/l cao hơn triều cao (trung bình 55,90 µgP/ l). Hàm lượng PO4

3-

tăng từ thời điểm cuối 4 đến hết tháng 5 (Hình 3.5).

Chl-a biến động mạnh theo thời gian (Hình 3.6). Hàm lượng Chl-a cao, dao động 5,46 - 24,66 mg/m3. Hầu như Chl-a triều thấp lớn hơn triều cao, trừ đợt thu mẫu ngày 24/4 (Chl-a = 24,66 mg/m3).

Hình 3.6: Biến động hàm lượng Chlorophyll – a (mg/m3) tại Cửa Bé.

Karydis (2009) sử dụng Chl-a như là chỉ thị của quá trình phì dưỡng vực nước ven bờ. Theo đó, thủy vực chia làm 5 mức độ phì dưỡng khác nhau: nước rất tốt và nghèo dinh dưỡng khi Chl-a < 0,10 mg/m3, nước tương đối tốt: 0,10 – 0,40 mg/m3, nước có mức độ dinh dưỡng trung bình: 0,40 – 0,60 mg/m3, nước có dấu hiệu phì dưỡng: 0,60 – 2,21 mg/m3 và phì dưỡng > 2,21 mg/ m3. Còn theo thang chia bậc đơn giản của Antonie và cs (1996), thì hàm lượng Chla < 0,1 mg/m3: thủy vực nghèo dinh dưỡng, 0,1 – 1,0 mg/m3: thủy vực có mức độ dinh dưỡng trung bình, Chla > 1 mg/m3 thủy vực phì dưỡng. Như vậy, môi trường ở khu vực Cửa Bé thường xuyên xảy ra hiện tượng phì dưỡng (Hình 3.6). Vào thời điểm triều thấp, chất lượng môi trường xấu hơn so với những thời điểm triều cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất sinh học và các thông số sinh thái môi trường ở vùng Cửa Bé trong mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5) (Trang 34)