Quy trình thử va đập

Một phần của tài liệu Đánh giá độ bền va đập của trọng vật lên tấm nẹp gia cường của kết cấu thân tàu (Trang 30)

2.2.3.1 Cố định tấm kết cấu vào bệ bằng bulong.

Sau khi có đƣợc mẫu vật, công việc tiếp theo là cố định tấm kết cấu đã đƣợc khoan lỗ và sơn vào bệ máy thử va đập đúng theo vị trí từng số đã đánh dấu trƣớc. Việc gắn tấm kết cấu lên bệ cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Đảm bảo toàn bộ tấm kết cấu phẳng (kiểm tra bằng thƣớc nƣớc).

- Các bulong cố định phải đảm bảo điều kiện biên của bài toán va đập không thay đổi trƣớc và sau thí nghiệm.

Hình 2.14: Cố định tấm kết cấu bằng bulong.

2.2.3.2 Chia lưới.

Việc chia lƣới trên tấm thép đƣợc tiến hành ngay sau khi cố định tấm kết cấu vào bệ của máy thử va đập. Chia lƣới để xác định chuyển vị của tấm kết cấu sau va đập. Việc chia lƣới đƣợc tiến hành từ trong đƣờng đối xứng của tấm ra hai biên. Vì khu vực chính giữa tấm là khu vực quan trọng nhất trong quá trình ghi nhận lại kết quả thử va đập nên phải đảm bảo độ chính xác cao nhất. Sau khi kết thúc việc chia lƣới thì phải vạch dấu hai điểm tiếp xúc của hai đầu trọng vật lên tấm kết cấu để thuận tiện trong lúc canh chỉnh hai con dọi trong thí nghiệm thử va đập.

Hình 2.15: Hình mẫu vật sau khi chia lưới và đánh dấu vị trí con dọi

2.2.3.3 Nâng , căn chỉnh trọng vật và con dọi.

Trọng vật đƣợc nâng lên nhờ một palăng nối với một nam châm điện thông qua hệ thông dây cáp dài (hình 2.16a). Sau khi trọng vật đƣợc nâng lên, trọng vật rất dễ bị lệch sang hai bên do hiện tƣợng xoắn của dây cáp hoặc không song song với mặt phẳng nằm ngang. Nên cần cân chỉnh lại cho đúng vị trí bằng cách dùng bốn sợi dây không giản buộc vào bốn thành của máy thử (để cố định không cho trọng vật bị xoay sang trái hay sang phải) (hình 2.16b) và dùng thƣớc thủy ngân để kiểm tra sự song song của trọng vật so với mặt đất.

Sau đó, căn chỉnh hai con dọi (hình 2.16d) sao cho hai đầu của con dọi trùng với hai điểm đã đánh dấu trên tấm kết cấu trong quá trình chia lƣới (hình 2.16e) và tiến hành đo chiều cao của trọng vật so với tấn kết cấu bằng thƣớc dây (hình 2.16f). Trong quá trình căn chỉnh cần lƣu ý cẩn thận, nam châm điện sẽ nóng dần trong thời gian đang nâng trọng vật nên có thể sẽ làm rớt trọng vật bất cứ lúc nào. Với khối lƣợng, hình dạng và độ cao treo trọng vật, sẽ rất nguy hiểm nếu nam châm điện mất kiểm soát.

Việc căn chỉnh đƣợc tiến hành sao cho hai đầu tiếp xúc của trọng vật đạt đƣợc độ cao cần thiết. Cố định theo các hƣớng, sử dụng con dọi để căn chỉnh vị trí rơi.

(a) (b)

(c) (d)

(e) (f)

Hình 2.16: Nâng, căn chỉnh trọng vật và con dọi.

2.2.3.4 Thả trọng vật.

Trƣớc khi thả trọng vật, ta phải tháo gỡ 2 con dọi ra khỏi nam chậm một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để sao cho trọng vật không bị dịch chuyển sang hai bên. Vì nếu vấn đề này xảy ra, khi trọng vật rơi xuống tấm kết cấu vẫn tạo biến dạng lên tấm bên dƣới nhƣng hai đầu trọng vật sẽ không tác dụng lên hai điểm đã vạch dấu trên bề mặt của tấm kết cấu khi chia lƣới.

Hình 2.17: Thả trọng vật.

2.2.3.5 Đo và thu thập giá trị chuyển vị theo chiều cao của các mắc lưới.

- Độ chia: 0.01mm. Việc đo đƣợc thực hiện với đồng hồ so Mitutoyo, với các thông số sau: phạm vi đo: 0 – 10mm, sai số: ±13μm.

Hình 2.18: Dùng đồng hồ so và thước nước để đo chuyển vị.

Khi đo và thu thập số liệu, cần chú ý các điểm sau:

- Dùng thƣớc nƣớc để kiểm tra bề mặt chuẩn của phần gá.

- Gốc chuẩn đƣợc đặt ở mép dƣới, góc phải của tấm kết cấu vì vùng này đƣợc cố định bởi các bulong, tiếp xúc trực tiếp với đế máy thử rơi.

- Khi đo số liệu ở những điểm có chuyển vị cao sẽ xuất hiện những điểm có độ chuyển vị vƣợt quá than đo của đồng hồ do đó ta cần lấy thêm điểm chuẩn để có đƣợc kết quả đo theo ý muốn.

- Việc đo đƣợc tiến hành liên tục với một gốc chuẩn khi còn có thể, đảm bảo sai số khi đo là ít nhất trong khả năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ bền va đập của trọng vật lên tấm nẹp gia cường của kết cấu thân tàu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)