Phương pháp tổng quan

Một phần của tài liệu Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 56)

Phương pháp tổng quan liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và các nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam. Các báo cáo sẽ được đánh giá để tìm ra những kết quả ưu việt của các nghiên cứu trước đã đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế các nghiên cứu này chưa đề cập đến. Bên cạnh đó, cơ sở khoa học và các nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt là các nghiên cứu về thiệt hại kinh tế còn hạn chế, các nước trên thế giới và Việt Nam hiện đang hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu. Do vậy, nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ của đề tài đã dựa nhiều vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau và các cán bộ địa phương về triển khai các nội dung nghiên cứu. Theo tư vấn của các chuyên gia, tác động của BĐKH sẽ bao gồm cả những tác động tiêu cực và tác động tích cực. Những tác động tiêu cực sẽ gây thiệt hại trực tiếp về vật chất, xã hội,… trong khi những tác động tích cực của BĐKH sẽ là những động lực thúc đẩy nhanh quá trình tìm ra các giải pháp thích ứng hiệu quả. Do vậy, lợi ích của các giải pháp thích ứng hoặc giảm thiểu sẽ được đánh giá như là những lợi ích do tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hai vụ lúa là lúa xuân và lúa mùa được trồng tại tỉnh Lào Cai. Việc sản xuất lúa xuân, lúa mùa được tập trung ở vùng thấp, chủ yếu là các thung lũng đồng bằng dọc và giữa các dãy núi. Trên các vùng núi cao thì cây lúa chủ yếu được cấy 1 vụ vào mùa mưa do vụ xuân bị rét và không chủ động được nước tưới. Cây lúa mùa thường được cấy ở các chân ruộng bậc thang với nước tưới được dẫn từ các khe suối trên nguồn chảy về.

Sinh trưởng phát triển của cây lúa ở Lào Cai phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và thay đổi của địa hình, cho nên việc đánh giá tác động của BĐKH đến cây lúa nói riêng và ngành trồng lúa nói chung tại Lào Cai được nghiên cứu theo từng vùng tương ứng. Địa bàn Lào Cai có thể phân vùng ra các vùng nhỏ như sau:

Vùng 1: Là vùng có địa hình xen lẫn thấp và đồi núi thấp, gồm: Thành phố Lào Cai, phía Tây huyện Bảo Thắng, phía Đông Nam huyện Văn Bàn, và phía Nam huyện Bảo Yên.

Vùng 2: Là vùng núi trung bình, gồm: huyện Bắc Hà, Mường Khương, nửa phía Bắc huyện Bảo Yên và nửa phía Đông huyện Bảo Thắng.

Vùng 3: Là vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn, lượng mưa cao hơn, gồm huyện SaPa, Bát Xát, nửa phía Tây Nam của huyện Văn Bàn.

Hình 3.1: Địa hình tỉnh Lào Cai nhìn từ ảnh vệ tinh và các vùng tiểu khí hậu chính theo các trạm khí tượng

Một phần của tài liệu Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)