4.4.1. Đi ngoài ra máu
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4, biểu hiện ỉa máu tơi là dấu hiệu nổi bật trong các dấu hiệu và triệu chứng để hớng tới chẩn đoán, 100% bệnh nhân có dấu hiệu ỉa máu tơi. Kết quả này tơng đơng với một số nghiên cứu gần đây của: Nguyễn Ngọc Khánh tại Bệnh viện Việt Đức, ỉa máu gặp ở 100% bệnh nhân polyp [8]; Đinh Thị Kim Liên tại Viện Nhi Quốc Gia, ỉa máu tơi chiếm
98% bệnh nhân polyp [11]; Phạm Trung Dũng - Đào Trung Hiếu ở Bệnh viện Nhi đồng I ỉa máu chiếm 59% bệnh nhân polyp [4].
Theo chúng tôi, ỉa máu là triệu chứng hay gặp nhất, quan trọng nhất để h- ớng tới chẩn đoán polyp ĐTT. ỉa máu cũng là lý do chính đa bệnh nhân tới viện. Bệnh nhân thờng ỉa máu tơi cuối bãi (97,1%) và kéo dài trên 3 tháng (67,7%) trong đó 61,8 % là trên 6 tháng do hầu hết bệnh nhân đợc chẩn đoán nhầm, điều trị không đúng nên bệnh kéo dài. Trong 34 bệnh nhân chỉ có 2 bệnh nhân ỉa máu tơi dới 1 tháng, trong đó có 1 bệnh nhân ỉa máu nhiều trong một ngày đã đợc đa ngay vào viện do đứt polyp.
Về tính chất ỉa máu: 33 bệnh nhân ỉa máu cuối bãi (97,1%), đa số là nhỏ 1-2 giọt máu sau phân: 31 bệnh nhân (94,1%), 9 bệnh nhân (26,5%) có dính máu bao ngoài khuôn phân thành vệt sọc do phân cọ sát vào polyp. Chỉ có 1 bệnh nhân (2,9%) chảy máu nhiều do bị đứt polyp và đây cũng là trờng hợp duy nhất ỉa máu đầu bãi.
Do vậy, mặc dù ỉa máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nh trĩ, lỵ, nứt kẽ hậu môn... nhng khi gặp bệnh nhân ỉa máu tơi, cuối bãi, kéo dài mà không kèm theo biểu hiện toàn thân thì phải nghĩ đến polyp ĐTT và nhất thiết phải thăm TT rồi cho chỉ định chụp khung ĐT đối quang kép hoặc soi ĐTT để chẩn đoán và có hớng điều trị đúng.