Đánh giá chung 1.Mặt tích cực:

Một phần của tài liệu Thực trạng nhà ở cho sinh viên ở Hà Nội (Trang 28 - 31)

4.1.Mặt tích cực:

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì loại hình nhà ở cho SV cũng được quan tâm hơn và ngày càng phát triển phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng mạnh mẽ xủa SV. Trên phạm vi cả nước đã xuất hiện nhiều nhà ở cho Sv được đầu tư xây dựng rất quy mô và hoành tráng sánh ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới. Các loại hình nhà ở này có bề mặt kiến trúc rất nổi bật, được xây dựng nhiều tầng hiện đại và tiện nghi.

- Tại Hà Nội phải kể đến làng SV HACINCO ( Trung Hoà - Nhân Chính). Nơi đây có 420 phòng, mỗi phòng 12 người với mức giá hữu nghị là 150.000đ/người/tháng

Các khâu dịch vụ, vệ sinh, điện nước… được quan tâm hang đầu. Việc quản lý sinh viên cũng khá chặt chẽ.

- Có nhiều KTX mới được xây dựng hoặc cải tạo lại về cơ bản đã đáp ứng được tiêu chuẩn về nhà ở cả về số lượng cũng như chất lượng, giá cả, vệ sinh, điện nước, an ninh .. Đó là KTX của các trường ĐH QGHN, ĐH KTQD, ĐH Nông nghiệp…

- Đối với quỹ nhà trọ trong dân là nơi đáp ứng phần lớn nhu cầu của sinh viên vì KTX hiện nay chỉ đáp ứng được phần nhỏ lượng SV của các trường. Nhà cho thuê có rất nhiều loại phù hợp với nhu cầu và túi tiền của SV.

4.2.Mặt tiêu cực:

Nhà ở cho sinh viên thuê hiện nay là một vấn đề bức xúc, bên cạnh những tích cực cần phát huy thì còn tồn đọng về mọi mặt ở KTX và nhà ở cho sinh viên thuê.

- Đối với KTX: Nhiều trường hiện nay KTX chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu của SV, chỉ có thể cho SV diện chính sách ở. Có nhiều KTX đã xây dựng từ lâu đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Khâu quản lý cũng không được quan tâm nên trộm cắp xảy ra thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó tồn tại vấn đề mặc dù chất lượng không thay đổi nhiều mà KTX lại tăng tiền thuê phòng lên 20.000 – 30.000đ.

- Đối với nhà trọ: đây là nơi tập trung đông sinh viên nhất nên mọi vấn đề bức xúc nhất cũng chủ yếu xoay quanh những nơi này. Đầu tiên phải kể đến chất lượng của nhà trọ: Do chỉ chạy theo lợi nhuận nên họ xây dựng rất tạm bợ để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của sinh viên mà không theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào cả. Điện, nước bị chủ nhà tính quá cao là tình trạng hiện nay mọi SV phải chịu. Giá nhà trọ thì liên tục leo thang. Trong vòng 2 năm trở lại đây giá nhà đã tăng lên hơn 200.000đ. Đối với dãy nhà trọ thì đa số khâu vệ sinh rất kém. Việc này chủ yếu xuất phát từ ý thức của SV cùng với trách nhiệm của người chủ nhà nên các khu công cộng như nhà vệ sinh, sân chung, và các đường ngõ xung quanh rất bẩn. An ninh ở đây là rất kém, trộm cắp thường xuyên xảy ra chủ yếu là bọn nghiện hút. Mối quan

hệ giữa chủ nhà – sinh viên – Chính quyền địa phương chưa được phát huy nên nảy sinh nhiều vấn đề nan giải: sinh viên gặp khó khăn trong việc đăng ký tạm trú , chính quyền khó quản lý, chủ nhà không quan tâm đến sinh viên cũng như phản ánh từ phía sinh viên.

Tất cả những hiện trạng trên đang gây ra hậu quả nghiêm trọng: chất lượng học tập giảm đáng kể, trộm cắp, sức khoẻ giảm sút, tệ nạn xã hội,cờ bạc rượu chè, ô nhiễm môi trường… đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhà ở cho sinh viên ở Hà Nội (Trang 28 - 31)