Các nghiên cứu, ứng dụng của MBR và các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mô hình xử lý nước thải (Trang 46)

Lê Quang Huy, Nguyễn Phước Dân và Nguyễn Thanh Phong (2009). ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH THIẾU KHÍ TỪNG MẺ ĐỂ XỬ LÝ OXIT NITƠ NỒNG ĐỘ CAO TRONG NƯỚC RÁC CŨ, Science & Technology Development, Vol 12, No.02 – 2009. Mô hình thiếu khí

sinh học từng mẻ đã được áp dụng nhằm xử lý các oxit Nitơ với nồng độ khoảng 1,000 mg/L. Với quá trình khử nitrit đơn thuần và có bổ sung nguồn C, mô hình thiếu khí cho hiệu quả khử nitrit luôn đạt hiệu suất > 95% và hiệu quả xử lý tổng nitơ đạt từ 83 đến 87% với nồng độ ammonia sau xử lý còn lại từ 100-130mg/L ở thời gian lưu nước HRT=144h. Một phần ammoni trong nước thải sau nitrat hóa bán phần cũng được loại bỏ trong quá trình này (30-50%). Nước sau khử nitrit có màu vàng sậm và pH của nước thải tăng từ pH vào khoảng 8,2 đến giá trị khoảng 8,9.

Trần Thị Việt Nga, Trần Hoài Sơn, Trần Đức Hạ (2012) NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC KẾT HỢP MÀNG VI LỌC, tạp chí

khoa học công nghệ xây dựng, số 13/8-2012. Nước thải được thu gom từ hệ thống thoát nước chung có nồng độ chất hữu cơ thấp (COD 120-200 mg/l) nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng như Nitơ, Phốt pho khá cao (TN: 10-50 mg/L) Nhóm nghiên cứu đã khảo sát cụm mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện thiếu khí-hiếu kết hợp với màng vi lọc đặt ngập (màng UF sợi rỗng) để xử lý nước thải sinh hoạt có tải trọng chất hữu cơ thấp. Kết quả vận hành mô hình liên tục trong hơn 5 tháng cho thấy với các điều kiện khác nhau về thời gian lưu thủy lực thì hiệu suất xử lý chất hữuu cơ (COD) luôn ổn định và cao (lớn hơn 90%). Hiệu suất xử lý Nitơ (Nitơ tổng số, Amôni) tuy nhạy cảm hơn với sự thay đổi môi trường (nồng độ oxi hòa tan, tải trọng chất hữu cơ) tuy nhiên cũng rất cao, thỏa mãn yêu cầu xả thải nghiêm ngặt theo QCVN 40:2012/BTNMT. Hiệu suất xử lý Nitơ tăng khi tỷ lệ bùn tuần hòan (BTH) từ bể hiếu khí sang bể thiếu khí tăng, và đạt giá trị cao nhất khi tỷ lệ BTH là 300% trong quá trình vận hành mô hình.

43

A. Nagano, E. Arikawa và H. Kobayashi (1992). THE TREATMENT OF LIQUOR WASTEWATER CONTAINING HIGH-STRENGTH SUSPENDED SOLIDS BY MEMBRANE BIOREACTOR SYSTEM, Water Science & Technology Vol 26 No 3-4 pp

887–895. Nước thải được đưa vào hệ thống có nồng độ SS 13.000 mg/L và COD là 40.000 mg/l. Hệ thống này có hiệu suất cao trong phân hủy SS và loại bỏ hợp chất hữu cơ. Nước sau xử lý có BOD thấp hơn 100 mg/l và COD là dưới 600 mg/l. Việc loại bỏ COD là hơn 98% ở mức tải COD 7 kg/m3/ngày. Hơn 0,28 m3 khí metan được lấy từ 1 kg-COD. Tỉ lệ phân hùy VSS tính dc từ cân bằng VSS là 85% và tì lệ chuyển hóa VSS từ chất dinh dưỡng (COD) là 0,057 kg-VSS/kg-COD.

44 3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập mô hình xử lý nước thải (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)