0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 38 -43 )

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN

3.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN

Trong tầm hiểu biết của mình, em xin được đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục nhũng khó khăn đã nêu ở trên trong quá trình thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp, để từ đó nâng cao được hiệu quả của chế độ này.

- Các chế tài xử lý phải được thực thi một cách thống nhất, đồng bộ và cụ thể, nếu không sẽ đặt xã hội đứng trước nguy có đẩy những người thất nghiệp vào tình trạng bất ổn, làm trầm trọng thêm tình trạng coi thường luật pháp ở các đơn vị sử dụng lao động.

- Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ mới, ta chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng cũng như tổ chức thực hiện. Cái khó của chế độ này là dự báo “đầu ra” về số lượng người thất nghiệp. Nếu không tính toán kỹ đến việc thu, chi, quản lý thì sẽ dẫn đến mất cân đối quỹ. Do đó cần tiến hành làm thử ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi và qui định thành pháp luật riêng về bảo hiểm thất nghiệp.

- Cần nhanh chóng triển khai tổ chức thực hiện các cơ quan xúc tiến và giới thiệu việc làm. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo phải được hướng dẫn đầy đủ về chức năng, vai trò và nhiệm vụ rõ ràng để tránh việc chệch hướng khỏi nhiệm vụ chính là đào tạo.

- Khi đã thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp thì nên bỏ quy định về trợ cấp mất việc làm, điều này sẽ có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Từ trước đến nay, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gây ra tranh chấp lao động trong quá trình thực hiện trợ cấp thôi việc. Một thực tế của chính sách này là nếu người lao động càng di chuyển nhiều doanh nghiệp thì lại càng được thêm về chế độ trợ cấp này. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp này là phù hợp, chính xác, trả đúng người, đúng việc cho những lao động không may bị thất nghiệp. Nếu có sự điều chỉnh và quy định chặt chẽ sẽ có tác động tốt về mặt xã hội. Nếu như thực hiện được chính sách này thì doanh nghiệp cũng đỡ tốn một khoản quỹ phải lưu lại tại doanh nghiệp.

- Cần sớm có các văn bản hướng dẫn nhằm giải quyết những khúc mắc của người lao động và chủ sử dụng lao động đối với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, giúp họ có thể chuẩn bị tốt khi chính sách này được thực hiện trong thực tế. Chính phủ khi ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện chính sách Bảo hiểm thất

nghiệp cần quy định rõ, doanh nghiệp có phải trả trợ cấp mất việc, thôi việc theo điều 17 và điều 42 Bộ Luật Lao động hay không. Có như vậy mới tránh được các xáo trộn có thể xảy ra trong các doanh nghiệp.

- Đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào của Chính phủ đề cập đến việc người lao động không được trợ cấp thôi việc, mất việc khi thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phải hướng dẫn Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành, ngành Trung ương và địa phương, nhanh chóng chỉ đạo cho công đoàn các cấp tuyên truyền, giải thích cho người lao động hiểu rõ và yên tâm chờ văn bản hướng dẫn chính thức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan chức năng sẽ ban hành trong thời gian ngắn nữa.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách Bảo hiểm thất nghiệp để chủ sử dụng lao động, người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi tham gia và thụ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, từ đó tự giác tham gia và thực hiện tốt chế độ chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.

- Theo quy định, người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 1-1-2009 nhưng sớm nhất đến 31-12-2009 mới được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp nếu bị thất nghiệp (đóng đủ 12 tháng). Để giải quyết những trường hợp bị thôi việc, mất việc trong năm 2009, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải có hướng dẫn cụ thể mức lương bình quân để làm căn cứ về sau khi tính trợ cấp thôi việc, mất việc của thời gian người lao động làm việc cho doanh nghiệp trước ngày 1-1-2009.

- Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đối với việc triển khai chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong thực tế, để tạo ra một hành lang pháp lý được áp dụng bởi người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan quản lý nghiệp vụ, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan khác.

- Từng bước hoàn thiện, phát triển thị trường lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, tránh gây ra những méo mó không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn gây ra những biến động ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.

LỜI KẾT

Qua những điều đã trình bày ở trên, em xin đưa ra một số nhận xét khái quát về khả năng thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Các điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý cũng như đội ngũ nhân viên đã có đủ và đang nhanh chóng được hoàn thiện nhằm thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong thực tế theo luật Bảo hiểm thất nghiệp xã hội vào1-1-2009 sắp tới.

Tuy nhiên, để có hiệu quả cao nhất và được sự đồng tình tham gia của chủ sử dụng lao động, người lao động, trước mắt còn một số việc phải giải quyết như: nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật, một mặt tạo ra cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm có thể xảy ra, nhất là tránh tình trạng trốn đóng phí bảo hiểm như đã xảy ra với Bảo hiểm thất xã hội và Bảo hiểm y tế, mặt khác giải đáp các vướng mắc của họ về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện.

Với những nội dung đã trình bày ở trên về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và những đề xuất nhằm khắc phục khó khăn cũng như nâng cao được hiệu quả của việc thực hiện chế độ này trong thực tế, dẫu biết là việc thực thi chính sách này rất khó nhưng cũng rất cần thiết, em hy vọng đã đưa ra được một cách ngắn gọn cái nhìn toàn diện về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. Chắc chắn bài làm còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét của Cô nhằm rút kinh nghiệm trong những lần sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình bảo hiểm, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, NXB. Thống kê. 200

- Luật Bảo hiểm xã hội. NXB. Chính trị Quốc gia. 2001.

- Giáo trình An sinh xã hội. Đại học KTQD Hà Nội. NXB đại học KTQD. - Luật Lao động sửa đổi bổ sung. NXB. Chính trị Quốc gia. 2004

- Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 01/2008

- Báo Lao động và xã hội - Số 318 (từ 1-15/9/2007)

- ĐCS Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCHTW khoá 9 (2002), NXB Chính trị quốc gia, H., tr. 69

- Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2002. - Các trang mạng:

+ www.wikipedia.com + www.encarta.com + www.thanhnien.com + www.hanoimoi.com

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP...2

1.1. THẤT NGHIỆP...2

1.1.1. Một số khái niệm liên quan:...2

1.1.2. Phân loại thất nghiệp: Có nhiều cách để phân loại thất nghiệp.3

1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp:...4


1.1.4. Các biện pháp cơ bản nhằm đối phó và khắc phục hậu quả thất

nghiệp của Chính phủ:...6

1.2 NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP...7

1.2.1. Sự ra đời của Bảo hiểm thất nghiệp...7

1.2.2. Đối tượng, đối tượng tham gia của Bảo hiểm thất nghiệp...9

1.2.3. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp...9

1.2.4. Mức hưởng và thời gian hưởng...9

1.2.5. Các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp...11

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ...12

1.3.1. Bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ...12

1.3.2. Bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc...13

II. BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT

NAM...18

2.1. TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP

KHẮC PHỤC...18

2.1.1. Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam ...18

2.1.2. Các biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp của Chính phủ:19

2.1.3. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam20

2.2. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM...21

2.2.1. Những chuẩn bị về mặt pháp lý cho sự ra đời của Bảo hiểm thất

nghiệp ở Việt Nam:...21

2.2.2. Nội dung của Bảo hiểm thất nghiệp:...23

2.1.3. Hệ thống tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp...27

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN

TIỀM ẨN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP Ở VIỆT NAM...33

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP Ở VIỆT NAM...33

3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP Ở VIỆT NAM...35

3.2.1. Đối với người lao động...35

3.2.2. Đối với chủ sử dụng lao động...35

3.2.3. Đối với nhà nước:...36

3.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN

...38

LỜI KẾT... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO...41

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 38 -43 )

×