NHỮNG THUẬN LỢI CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 33 - 35)

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT

Ở VIỆT NAM

- Là nước triển khai hình thức Bảo hiểm thất nghiệp sau nhiều nước trên thế giới, rõ ràng Việt Nam có cơ hội rút ra bài học kinh nghiệm của những nước đi trước, đặc

biệt là những nước có điều kiện kinh tế có nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và Philippines. Từ đó chắt lọc những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, từ đó biến đổi và ứng dụng linh hoạt vào điều kiện riêng của Việt Nam. Qua đó, tiết kiệm được công sức và tiền của của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng lao động cũng như người lao động.

- Chúng ta có một loạt các điều kiện tạo đà cho việc triển khai trong thực tế chế độ Bảo hiểm thất nghiệp như:

+ Nền kinh tế Việt Nam, so với các nước trên thế giới thậm chí trong khu vực còn rất nghèo, nhưng đã có những bước tiến đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới. Đây là điều kiện cần để thực hiện bất kỳ một chế độ bảo hiểm nào.

+ Thị trường lao động đang hình thành và phát triển nhanh chóng.

+ Luật pháp lao động và Bảo hiểm xã hội, tuy chưa thật hoàn thiện nhưng đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

+ Chính phủ hết sức quan tâm đến vấn đề hạn chế thất nghiệp. Ngoài các biện pháp tình thế đối với lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước còn dành một khoản tiền lớn từ ngân sách để cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi, cùng với các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất khác, hàng năm đã giải quyết được trên một triệu người có việc làm mới. Đồng thời Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chủ chương đó được ghi trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu: “Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp”. Gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ghi rõ: “Khẩn trương bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội, ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp”. Chủ trương này của Đảng đã được kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động, trong đó” Chính phủ qui định cụ thể điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp” (Điều 140).

+ Cuối cùng, ta có thuận lợi cơ bản, mà ít nước có là: Trước khi có Bảo hiểm thất nghiệp, đã có Quỹ và Chương trình việc làm quốc gia; có hệ thống các Trung tâm dịch

vụ việc làm trong cả nước. Mà theo kinh nghiệm của các nước thì đây là 2 điều kiện quan trọng để áp dụng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp ở một quốc gia.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w