Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy và củng cố sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 31)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm tới vẫn còn tồn tại những rủi ro trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index cuối năm 2008 là 400 điểm, và đến cuối năm 2009 là 450

điểm. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường của Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục phát huy vai trò tác dụng của trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2008. Nếu tình hình kinh tế chính trị thế giới vẫn tiếp tục bình ổn và ít có các biến động lớn về giá dầu cũng như giá của các nguyên vật liệu cơ bản, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Điều này sẽ hỗ trợ cho tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty trong nước và góp phần làm tăng thêm tính bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản, do vẫn còn tồn tại các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung, nên cũng chưa thể kỳ vọng vào khả năng hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn mà phải mang tầm nhìn chiến lược trong trung và dài hạn. Khi các nhà dầu tư có những kỳ vọng tích cực vào thị trường, điều này sẽ giúp cho thị trường có những giai đoạn tích lũy tốt và hồi phục. Có thể lấy một số dẫn chứng cụ thể về những số liệu để đưa ra những nhận định trên về thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Trong tháng 10 vừa qua, tuy thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống theo xu thế của chứng khoán thế giới, nhưng giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt hơn so với ở cá thị trường châu Á khác.

- Tính theo VND, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt 24% trong tháng 10 còn tính theo USD, mức sụt giảm của thị trường trong tháng là 25%, sát với mức giảm 24% của chỉ số MSCI của thị trường châu Á, trừ Nhật Bản. Tính từ đầu năm tới giờ, tính theo USD, thị trường Việt Nam đã giảm 64% so với mức giảm 52% của toàn thị trường châu Á trừ Nhật. Chỉ số các cổ phiếu A của thị trường chứng khoán Trung Quốc có mức sụt giảm cao hơn mức trượt dốc của thị trường Việt Nam (67%). So với mức đỉnh hồi tháng 3/2007, thị trường Việt Nam đã mất 71% giá trị.

- Một trong những xu hướng chủ đạo gần đây là khổi ngoại vẫn là lực lượng mua ròng trong giai đoạn đi xuống vào năm ngoái và tháng 8 đầu năm 2008. Các quỹ đóng tại thị trường Việt Nam đã đầu tư toàn bộ số tiền họ huy động được vào năm trước, trong khi các quỹ khác bắt đầu bán ra lượng cổ phiếu đã mua vào từ trước để huy động tiền mặt.

- Theo báo cáo của HSBC, các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn nắm giữ lượng cổ phiếu niêm yết trị giá khoảng 3,1 tỷ USD của Việt Nam và khoảng một nửa lượng cổ phiếu chưa niêm yết. Cuối tháng 10/2008, chỉ số P/E (hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại), hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt, hệ số này của tị trường Việt Nam tính trên mức lợi nhuận của 2007 là 10,4 lần so với mức 9,2 lần của toàn thị trường

châu Á trừ Nhật Bản. Báo cáo của HSBC còn dự báo rằng, chỉ số EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) của thị trường sẽ giảm 10% trong năm nay và 15% trong năm tới. Với sự sụt giảm này, chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới của thị trường Việt Nam hiện là 10,4 lần. Mức P/E này cao so với mức 8,5 lần của thị trường châu Á nói chung trừ Nhật, mức 7,5 lần của cổ phiếu H (hay còn gọi là cổ phiếu Hồng Kông của 41 công ty đại lục niêm yết trên sàn Hồng Kông) ở Trung Quốc, và mức 9,3 lần của thị trường Ấn Độ.Với sự chênh lệch như trên, các chuyên gia thực hiện báo cáo tỏ ra nghi ngờ về việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Họ cho rằng, không thể nghi ngờ triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam, nhưng xét trong ngắn hạn, triển vọng và độ minh bạch về lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam là kém hơn một số thị trường châu Á khác như Trung Quốc hay Ấn Độ..

- Từ kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty niêm yết công bố trong tháng 10 vừa qua, có thể thấy, viễn cảnh lợi nhuận là chưa rõ ràng.Gộp chung, các công ty có giá trị vốn hóa thị trường từ 100 triệu USD trở lên và có báo cáo lợi nhuận từ quý 1/2007 tới nay có doanh số quý 3/2008 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng trưởng lợi nhuận hoạt động lại giảm còn có 18% từ mức 25% trong quý 2;và lợi nhuận ròng tăng 15%, so với mức giảm 2% trong quý 2. Trong 9 tháng đầu năm, doanh số của các công ty này tăng 45%, lợi nhuận hoạt động tăng 26%, lợi nhuận ròng tăng 7%. Tuy nhiên vì các báo cáo kinh doanh hàng quý ở Việt Nam không được kiểm toán chặt chẽ, và nhiều công ty sẽ không báo những khoản thâm hụt tài sản lớn, chẳng hạn những khoản thâm hụt do sự xuống dốc của thị trường chứng khoán và địa ốc, trước báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm nên mức lợi nhuận hàng năm của các công ty rất có thê sẽ thấp hơn những con số nêu trên. Mặt khác, sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại và những khoản thâm hụt tài sản lớn dẫn tới dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết giảm 10% trong năm nay theo như tính toán P/E .

Như vậy, có thể đưa ra dự báo chưa hoàn chỉnh về thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay tới cuối năm vẫn còn đương đầu với khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể còn bán ra nữa, giá cổ phiếu còn kém hấp dẫn so với các thị trường khác, đồng thời vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa cảm thấy hứng thú trở lại với rủi ro ở một mức độ nào đó, có lẽ các quỹ đầu tư sẽ dành sự chú ý nhiều hơn cho các thị trường đang nổi lên có độ chín muồi cao hơn thị trường Việt Nam, trước khi quan tâm trở lại thị trường này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy và củng cố sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 31)