hiện nay:
2.1 Giải pháp kinh tế vĩ mô
-Về vấn đề lãi suất: Có các giải pháp xử lý cung cầu về vốn nhằm làm cho lãi suất ổn định lại, không để lãi suất tăng cao hơn. Lãi suất tăng cao cũng tác động đến lạm phát (chi phí đẩy), đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (kinh nghiệm khủng hoảng tài chính châu Á cho thấy nếu lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến chỉ có các tín dụng rủi ro mới tiếp cận được) làm giá chứng khoán giảm và làm cho di chuyển tiền tệ giữa các khối kinh doanh trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn.
- Xử lý vấn đề thanh khoản của các NHTM để đảm bảo an toàn cho ngân hàng kết hợp với xử lý vấn đề nợ đọng cho vay chứng khoán và bất động sản trong các NHTM để tránh đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng.
- NHNN rà soát lại tổng mức vay tiền gửi ngoại tệ và nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ; kết hợp với Bộ Tài chính rà soát lại tổng mức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trên cơ sở tổng mức dự trữ ngoại hối, có sự đánh giá lại khả năng chống đỡ của nền kinh tế nếu có sự đảo chiều.
- NHNN xem xét cơ chế báo cáo giao dịch đối với nhà ĐTNN mua cổ phần trong các NHTM dưới mức 5% thay cho cơ chế xin phép NHNN, đặc biệt là các NHTM tham gia vào hệ thống giao dịch cổ phiếu đại chúng trên TTGDCK Hà Nội, vì thực chất cơ chế giám sát này gần như cơ chế giám sát của các ngân hàng đã niêm yết trên SGDCK/TTGDCK.
2.2. Các giải pháp trên TTCK
- Tạm giãn bớt việc thắt chặt tín dụng với TTCK và bất động sản để tránh tác động của việc sụt giảm tối đa bất động sản và chứng khoán, từ đó giảm bớt rủi ro cho ngân hàng và TTCK. - Hạn chế việc giải chấp chứng khoán, trong bối cảnh giá chứng khoán sụt giảm mạnh như hiện nay, đề nghị các NHTM, công ty chứng khoán tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn hoặc NHNN hỗ trợ tài chính thông qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
- Xử lý cầu ĐTNN: giữ tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam như hiện nay (49%). Tuy nhiên, cần nghiên cứu tháo gỡ các thủ tục hành chính (ví dụ như tháo gỡ quy định các ngân hàng nước ngoài mua cổ phiếu các NHTM chưa niêm yết phải xin phép NHNN) để tạo ra sức cầu đối với khối các ngân hàng, từ đó tác động chung đến tâm lý thị trường.
- Điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu: xem xét điều chỉnh biên độ hợp lý để cải thiện tính thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của thị trường, tránh gây sốc. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, tâm lý và lòng tin nhà đầu tư chưa cao, thì việc mở biên độ sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc điều chỉnh biên độ cần dựa trên diễn biến của thị trường và theo hướng nới lỏng dần.
- Xây dựng cơ chế can thiệp thị trường từ SCIC để phát huy hiệu quả, giải pháp này mang tính hỗ trợ và không nên coi là biện pháp bình ổn thị trường. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xem xét thành lập Quỹ bình ổn thị trường với sự tham gia của Nhà nước và các thành viên thị trường.
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm về công bố thông tin và vi phạm liên quan đến giao dịch thao túng thị trường.
- Đẩy mạnh việc tái cấu trúc thị trường trên cơ sở chuyển đổi mô hình của các TTGDCK, SGDCK, trung tâm lưu ký chứng khoán sang mô hình doanh nghiệp để tăng cường tính độc lập, tự chủ tài chính. Tổ chức triển khai thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết theo mô hình thị trường OTC; Xây dựng thị trường trái phiếu, cổ phiếu chuyên biệt, tập trung tại TTGDCK Hà Nội theo cơ chế giao dịch từ xa và có sự tham gia tích cực của các tổ chức kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp (NHTM; tổ chức bảo hiểm...)
2.3. Các giải pháp khác
- Đối với các nhà đầu tư: nhà đầu tư cần biết rõ mình đang mua gì và vì mục đích gì. Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản trị và hạn chế việc gom tiền bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Cơ quan quản lý cần hiện đại hóa hệ thống giao dịch trên TTCK để có thể đáp ứng nhu cầu mua bán của nhà đầu tư.
- Đối với công ty chứng khoán, các nhà phát hành: cần công khai, minh bạch hơn nữa trong các giao dịch mua bán chứng khoán, không để tình trạng thao túng thị trường bởi một số người. Các công ty phát hành chứng khoán nên đưa ra các loại hình dịch vụ phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình hơn là chỉ phát hành cổ phiếu để huy động thêm nguồn vốn.