VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ IN 27/7 QUẢNG NINH
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
Để có thể xác định được đúng đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Đó là đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh tại doanh nghiệp.
Tại công ty CP May và in 27/7 với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là quy trình đồng bộ, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, với khối lượng sản phẩm lớn nên đối tượng hạch toán chi phí được xác định là hạch toán chung cho toàn bộ quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm và đối tượng tính giá thành là tính cho từng sản phẩm, từng mã hàng.
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần May và in27/7 27/7
2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tại công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính trực tiếp: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành cơ bản nên sản phẩm, đó là các loại vải như vải ngoài (vải bông, vải
kaki, vải thô, vải cotton…), vải lót, xốp… với nhiều chủng loại, màu sắc và đặc tính khác nhau
- Nguyên vật liệu phụ trực tiếp: Là các loại vật liệu đi kèm với nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng của sản phẩm như chỉ, khuy, nhãn mác…
- Nhiên liệu: Được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như điện ( để thắp sáng, để là..), dầu mỡ cho máy khâu…
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy khâu, máy cắt như: kim khâu, bàn đạp, dây curoa…
- Hóa chất: là các loại hóa chất được sử dụng chủ yếu ở các phân xưởng tẩy mài, phân xưởng nhuộm như : Javen, thuốc nhuộm…
- Bao bì: là các loại vật liệu được sử dụng để đóng gói, làm đẹp cũng như bảo quản sản phẩm như hộp caton, túi nilon…
- Phế liệu thu hồi: các loại vải thừa, vải vụn, bông vụn còn lại sau quá trình sản xuất sản phẩm.
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp
- Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản kiểm nghiệm….
- Sổ sách sử dụng: Sổ cái TK 621 (phụ lục 13), sổ chi tiết nguyên vật liệu - Phương pháp xác định trị giá xuất kho nguyên vật liệu: Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước
- Xác định chi phí NVL thực tế sử dụng trong kỳ Tổng chi phí NVL trực tiếp sử dụng thực tế trong kỳ = Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi - Trị giá NVL không dùng hết nhập lại kho Trong đó: Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ = Trị giá thực tế NVL xuất dùng kỳ trước chưa sử dụng hết chuyển sang kỳ này
+ Trị giá thực tếNVL trực tiếp phát sinh trong kỳ