VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
3.2.1. Tác động của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam
thương mại của Việt Nam.
3.2.1. Tác động của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc đến hoạtđộng thương mại của Việt Nam động thương mại của Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trong nhiều năm liền, các cửa khẩu chợ và các đường mòn biên giới hoạt động sôi nổi và nhộn nhịp. Biên giới Việt Trung được mở cửa chính thức năm 1989, từ năm 1991 trở đi nhờ những hoạt động buôn bán và hợp tác kinh tế giữa hai nước, buôn bán giữa hai nước đặc biệt qua biên giới thực sự sôi động. Hoạt động buôn bán giữa hai nuớc được thúc đẩy nhờ hàng loạt những hiệp định song phương như: Hiệp định mậu dịch Việt-Trung(năm 1991),Hiệp định hợp tác kinh tế Việt-Trung(năm 1992), Hiệp định hợp tác về ngân hàng năm (1993), Hiệp định tạm nhập tái xuất... .Quan hệ thương mại Việt nam-Trung quốc có vị trí ngày càng quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nhưng năm gần đây.
Thời kì 1991-1995 Việt nam chủ yếu xuất sang Trung quốc các mặt hàng nông sản, khoáng sản, dầu thô, cao su còn hàng công nghiệp và tiêu
dùng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, mức tăng trưởng xuất khẩu không đều ví dụ như: dầu thô năm 1993 đạt 31,7 triệu $, 1994 chỉ còn 7,6 triệu $ và năm 1995 lại tăng lên106,4 triệu $. Đồng thời Việt nam nhập khẩu tư Trung quốc các loại sản phẩm chế biến như : xi măng , sắt thép, hàng dệt may, hoá chất, phân bón….Như vậy về cơ cấu hàng hoá thời kì này Việt nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.Tuy nhiên chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung quốc thấp hơn nhiều mặt hàng cùng loại của Việt nam nhưng do giá thành sản phẩm thấp (do chính sách trợ giá cho hàng xuất khẩu và do buôn lậu trốn thuế) nên đã chiếm lĩnh đươc thị trường Việt nam trong thời gian này
Thời kì 1996-1999, giá trị xuất khẩu của Việt nam sang Trung quốc đã tăng lên đáng kể so với thời kì 1991-1995. Các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó có những mặt hàng mới như hải sản hàng dệt may đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung quốc. Bảng dưới đây cho chung ta biết về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thời kì này
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Trung Quốc
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu(triệu USD)
1996 1997 1998 1999
Thuỷ sản 9,6 32,8 51,1 _
Dầu thô 16,7 87 87 141
Than đá 29 19,1 - 2
Cao su 60 92 _ 32,6
Nguồn:Tạp chí kinh tế châu á thái bình dương ,số 2 năm 2001 Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian này đã có sự gia tăng tỷ trọng hàng qua chế biến và hàng công nghiệp tiêu dùng, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian này.
Từ năm 2000 hoạt động thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới.Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chưa kể Hồng kông là 1,4 tỷ USD (tăng 62% so với cùng kì năm trước) và xuất sang Hồng kông là341 triệu USD, đồng thời Việt Nam cũng nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,2 tỷ USD. Mười tháng đầu năm 2003 quan hệ ngoại thương hai nước đã đạt 3 tỷ USD và mục tiêu là 5 tỷ USD vào năm 2005.
Hoạt động thương mại giữa hai nước diễn ra theo hướng có lợi cho Việt Nam, tuy nhiên do tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã gây ra những bất cập cho nền kinh tế Việt Nam. Do đồng NDT tương đối yếu nên đã làm cho hàng hoá Trung Quốc có sức cạnh tranh lớn hơn và có sức hút lớn với người tiêu dùng có thu nhập thấp nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam như hàng dệt may(khoảng 60 %),điện gia dụng, điện tử…Mặt khác do đồng NDT có lợi hơn so với các đồng tiền mạnh khác nên Trung Quốc đã đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường thế giới. Vì vậy nhu cầu về nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất của Trung Quốc tăng lên như là về cao su dầu thô …Điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam vì chúng ta có tiềm năng đa dạng về các sản phẩm khoáng sản và nguyên liệu
3.2.2Tác động của sự thay đổi chính sách tỷ giá trong tương lai của Trung Quốc đến thương mại Việt Nam
Nếu trong tương lai Trung Quốc nâng giá đồng tiền của mình lên như yêu cầu của nhiều nước tức là từ 8,28-8,3 NDT đổi 1 USD lên 8,097 NDT đổi 1 USD thì sẽ tác động đến thương mại Việt Nam theo cả hai chiều:
Với hoạt động xuất khẩu do tỷ giá NDT tăng lên làm giảm sức hút của hàng hoá Trung Quốc với thị trường thế giới do đó có thể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị suy giảm , Trung Quốc sẽ tập trung vào những mặt hàng công nghệ cao vì vậy nhu cầu về nguyên nhiên liệu
thô giảm đi làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam một cách tương ứng
Với hoạt động nhập khẩu do giá cả hàng hoá Trung Quốc trở nên cao hơn một cách tương ứng sẽ làm giảm mãi lực trong kinh doanh hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc do ưu thế hàng giá rẻ không còn nên làm giảm sức hút đối với người tiêu dùng.
Vì vậy trong tương lai Việt Nam vẫn có thể duy trì tình trạng xuât siêu đối với thị trường Trung Quốc. Điều này càng thuận lợi hơn khi từ 1-1- 2004 Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan trong chương trình thu hoạch sớm của khu vực mậu dịch tự do ACFTA(chương trình thu hoạch sớm EHP) và Việt Nam có cơ hội để trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.