Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới (Trang 27 - 30)

VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

3.1. Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Cuối thập kỷ 90, đông NDT chịu sức ép phá giá từ cuộc khủng hoảng châu á, còn ngày nay nó đang phải chịu sức ép tăng giá từ các nền kinh tế đầu tàu của thế giới như Mỹ, Nhật , EU.

Hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế thì đồng NDT bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng tiền khác. Tính đến hết tháng 6 năm 2003, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 346,5 tỷ USD tăng 60 tỷ so với đầu năm 2003, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước và đến hết tháng 9 là 360 tỷ USD đưa Trung Quốc trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn thứ 2 thế giới sau Nhật.

Theo Bộ thương mại Mỹ, hàng hoá Trung Quốc đã được bảo hộ gián tiếp thông qua tỷ giá thấp của đồng NDT. Người Mỹ còn đưa ra các số liệu từ 3 năm nay, các công ty Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn trước giá quá rẻ của hàng Trung Quốc, buộc phải giảm quy mô sản xuất, làm 2,7 triệu công nhân bị mất việc.

Bộ trưởng tài chính Mỹ John Snow đã nói ông trông chờ Trung Quốc sẽ nới lỏng đông NDT như một phần trong chương trình cải cách tổng thể. Ông Snow cho rằng việc nới lỏng tỷ giá USD/NDT sẽ một mặt giúp phục hồi khu vực sản xuất của Mỹ, mặt khác cũng làm tăng gia trị đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc và góp phần giúp Mỹ thực hiện được chính sách đồng đola mạnh. Theo Mỹ, tỷ giá 8,097NDT/USD được coi là mức tỷ giá hợp lý đối với đồng NDT. Gần đây, nghị sỹ S. Saclơ của đảng dân chủ Mỹ cùng các nghị sỹ thuộc nhóm cứng rắn như R. Đobin, G. Bănning đã

vận động chính quyền của thủ tướng Bush áp dụng các biện pháp gây sức ép để buộc Trung Quốc nâng giá đồng NDT.

EU, Nhật, Hàn quốc cũng đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không can thiệp vào tỷ giá đồng NDT với các đồng tiền khác để tránh thay đổi NDT được định giá quá thấp như hiện nay. Bên lề hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại ASEM, Bộ trưởng thương mại Hàn Quốc đã nhấn mạnh : " NDT là nhân tố rất quan trọng đối với các đối tác thương mại của Trung Quốc và tỷ giá hối đoái của đồng tiền này là mối quan tâm lớn của chúng tôi". Ông cũng khẳng định: "tỷ giá hối đoái phải do thị trường quyết định".

Vậy câu trả lời của Trung Quốc là thế nào trước áp lực mạnh mẽ này?

Thực tế Trung Quốc đang phải đối phó với hàng loạt các vấn đề là: Thứ nhất, đó là các khoản nợ khó đòi. Chính sách tiền tệ nới lỏng mà Trung Quốc áp dụng trong những năm qua một mặt đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác đã làm gia tăng nợ quá hạn của Trung Quốc lên đến 1800 tỷ NDT. Thêm vào đó , việc cho vay quá nhiều tiền vào lĩnh vực bất động sản trong những năm qua đã làm gia tăng tính bất thường và rủi ro cuả lĩnh vực này.

Thứ hai, Trung Quốc đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,5% , ước tính hàng năm sẽ có hàng triệu người mất việc.

Chính vì vậy Trung Quốc chủ trương hết sức tránh những bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mà việc điều chỉnh tỷ giá NDT là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi lượng tiền gửi ở mức cao ( cuối tháng 6 năm 2003, lượng tiền gửi bằng ngoại tệ đạt 151,1 tỷ USD, tương đương với 1984 tỷ NDT). Hơn nữa, với các nhà sản xuất trong nước thì tỷ giá hiện tại rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy Trung Quốc vẫn kiên định quan điểm của mình. Theo thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ 8,28NDT đổi 1USD để đảm bảo

nền kinh tế đông dân nhất hành tinh này phát triển ổn định. Theo ông: "tỷ giá này dựa trên cơ sở cân bằng cung -cầu của thị trường tiền tệ và điều kiện thực tế của Trung Quốc", "Việc giữ nguyên tỷ giá NDT/USD đảm bảo cho sự ổn định kinh tế không chỉ của Trung Quốc mà còn cả Châu á , cũng như toàn thế giới".

Về quan điểm, Trung Quốc đưa ra những bằng chứng là đồng NDT không những không giảm giá mà còn lên giá so với các đồng tiền khác. Năm 1994, Trung Quốc phá giá NDT 33% đưa tỷ giá NDT xuống còn 8,7 NDT/1USD, đến nay chỉ còn 8,26 NDT/1USD. Như vậy là về danh nghĩa, giai đoạn 1994-2002, NDT đã tăng 5,1% so với USD, 17,9% so với EURO, 17% so với JPY.

Từ 1994 đến nay, Trung Quốc đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý . Do đó Trung Quốc chưa có ý định điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận biên độ 1% là quá nhỏ , cần điều chỉnh về lâu dài nhưng trong 2-3 năm nữa có khả năng sẽ không thay đổi nhiều. Theo Trung Quốc, áp lực tăng tỷ giá NDT của các nước có thể xuất phát từ cơ chế quản lý ngoại tệ của Trung Quốc còn bất cập. Vì vậy Trung Quốc đã bắt đầu thực thi một số giải pháp nhất định, tập trung chủ yếu vào cải cách cơ chế quản lý ngoại hối. Trung Quốc đang tìm cách giảm mức tăng dự trữ ngoại tệ bằng các biện pháp:

- Cho phép công ty trong nước được nắm lượng ngoại tệ lớn hơn mức hiện nay,

- Cho phép các cá nhân và doanh nghiệp được mua ngoại tệ nhiều hơn

- Cho phép các công ty trong nước được mua trái phiếu trên thị trường nước ngoài, khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài

- Về dài hạn, từng bước hinh thành thị trường ngoại hối giữa doanh nghiệp và ngân hàng, mở rộng các chủ thể giao dịch ngoại hối, cho phép

các giao dịch ngoại thương trực tiếp vào thị trường ngoại hối nâng cao quy mô giao dịch ngoại hối.

- Trên cơ sở xây dựng thị trường ngoại hối thống nhất, từng bước nới rộng biên độ giao động của NDT so với USD lên 4-5%

- Bước đầu thí điểm cho phép các tổ chức quốc tế được phát hành trái phiếu bằng NDT trong lãnh thổ Trung Quốc.

Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc sẽ nới lỏng tỷ giá NDT song đây là mục tiêu trong dài hạn. Trước mắt, có nhiều khả năng để đối phó với áp lực tăng giá NDT từ bên ngoài, Trung Quốc sẽ nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá NDT trong vòng + hoặc - 5% trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w