Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp 1 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

1. Nguyên nhân

Thứ nhất: Hiện nay tuy đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế

giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu ( vùng nào, địa phương nào, bao nhiêu diện tích, cơ cấu giống lúa, đầu tư thâm canh ) . Một số vùng địa phương đã hình thành quy hoạch và kế hoạch nhưng vẫn mang nặng tính tự phát cục bộ kể cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng.

Thứ hai: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa hàng hóa phục vụ xuất

khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước ( đến nay Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam vẫn phải sử dụng tư thương để thu gom, vận chuyển và chế biến, đánh bóng gạo xuất khẩu) . Tình trạng ép cấp, ép giá đối với người sản xuất vẫn diễn ra

Thứ ba: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu

kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị them máy móc thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu nhưa: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng…. Lại không có nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Đầu mối xuất khẩu gạo tập trung

quá lớn vào cảng Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó nguồn gạo là ở ĐBSCL làm tăng chi phí vận chuyển và những chi phí và những chi phí trung gian khác. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam trung bộ tuy có thừa lúa gạo nhưng thu gom chế biến rất khó khăn nên xuất khẩu không đáng kể.

Thứ tư: Việc điều hành xuất khẩu gạo như hiện nay cũng đang bộc lộ những

nhược điểm. Hạn ngạch xuất khẩu giao từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh kế hoạch, kể cả hủy hợp đồng đã ký với khách hàng. Hạn ngạch xuất khẩu gạo giao cho từng tỉnh cũng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Từ năm 2001 tuy đã bỏ hạn ngạch nhưng tổ chức thu mua gạo xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập. Đã xuất hiện tình trạng một số tỉnh báo cáo sản lượng lúa hàng hóa cao hơn nhiều so với thực tế để xin them hạn ngạch xuất khẩu.sau đó lại đi mua gạo của địa phương khác về tái xuất. Một số địa phương không hề có lúa hàng hóa vẫn xin hạn ngạch xuất khẩu gạo và được cấp.

Thứ năm: Việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa những người nông dân

trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lý, trong đó phần thiệt thòi vẫn thuộc về nông dân và nhà nước.

2. Giải pháp

Về sản xuất: Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả

nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Nội dung quy hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu của thị trường thế giới trong từng giai đoạn.

Về chế biến, vận chuyển: Đây là khâu rất yếu hiện nay, nên những năm tới

cần tập trung giải quyết theo hướng: xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch, đồng thời nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở đã có để tăng năng lực chế biến và tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Hệ thống kho tàng đường sá, bến cảng phục vụ xuất khẩu gạo cũng cần sự đầu tư thỏa đáng, mở rộng cảng Cần Thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất khẩu gạo.

Về tổ chức thu mua lúa hàng hóa: Để hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng tư

thương thao túng thị trường ép cấp, ép giá đối với nông dân, Nhà nước cần xây dựng hệ thống thu mua lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gắn với chính quyền địa phương trong vùng quy hoạch.Tiến tới hình thành mạng lưới theo mô hình HTX hoặc tổ hợp tác thu mua lúa thống nhất giữa các địa phương theo phương thức hợp đồng kinh tế và giá sàn quy định của nhà nước. Giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa Nhà nước , nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận. Phương thức mua lúa tạm trữ xuất khẩu đối với vùng ĐBSCL cần được nghiên cứu bổ sung để giảm bớt bù lỗ của Nhà nước và đến tay người sản xuất.

Để đạt mục tiêu mua hết lúa hàng hoá cho nông dân, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích trồng và xuất khẩu các chủng loại gạo cao cấp, ngày 16/10 Bộ Công Thương đã chính thức đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh, áp dụng thuế suất 0% đối với gạo xuất khẩu

Về thị trường : Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu

gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Theo nhiều chuyên gia, để nâng cao giá trị xuất khẩu cho hạt gạo Việt Nam, Nhà nước và các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng những thương hiệu mạnh cho một số sản phẩm gạo đặc sản của Việt Nam, như gạo thơm An Giang, Tám Xoan, Hải Hậu...

Mục lục

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w