Nguyên nhân

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG THANH SƠN (Trang 102 - 127)

Để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong quản lý vốn của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn như đã nêu ở trên cần phải xác định rõ những nguyên nhân cơ bản, từ đó đề ra những giải

pháp phù hợp, đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nguyên nhân cơ bản đó là:

Một là, hoạt động kinh doanh chính của Công ty cổ phần Gốm xây dựng

Thanh Sơn là sản xuất vật liệu xây dựng và than nên phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của nhà nước, đặc biệt là những thay đổi của nhà nước về đơn giá đền bù đất nông nghiệp, tiền sử dụng đất, lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu xây dựng, giá xăng dầu... Bên cạnh đó, thị trường ngành xây dựng các công trình, thị trường bất động sản lại luôn luôn biến động khôn lường, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đã có những tác động lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Đối với hoạt động xây dựng cơ bản, nếu thị trường bất động sản đóng băng thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị giảm sút và ngược lại khi thị trường bất động sản hồi phục thì hoạt động kinh doanh của công ty có cơ hội phát triển. Đối với lĩnh vực xây lắp hạ tầng điện nước cầu cống cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng dư thừa hàng tồn kho bất động sản.

Hai là, năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh

Sơnbphụ thuộc nhiều vào các lợi thế mà Tổng Công ty xây dựng trong một thời gian dài.

Ba là, là một công ty sản xuât vừa và nhỏ tại Quảng Ninh với vị thế là

một công ty trực thuộc của Tổng công ty xi măng Quảng Ninh, với những khó khăn từ hệ thống chinh sách nhà nước và cơ quan thuế đặt ra những áp lực chỉ tiêu về doanh thu, thuế với Công ty.

Trên đây là một số hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn. Từ việc phân tích trên, công ty có thể đề ra các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng của các tiêu cực, cũng như khai thác các cơ hội và các yếu tố tích cực.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG THANH SƠN 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phẩn Gốm Thanh Sơn trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Bối cảnh chung

Hiện nay trên thế giới tình hình kinh tế xã hội đang diễn ra hết sức phức tạp, Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng ấy.

Về kinh tế

Mặc dù không mấy lạc quan khi đưa ra những dự báo về triển vọng và cơ hội kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong năm 2014, song các chuyên gia kinh tế đều khẳng định, DN vẫn có nhiều cơ hội để tăng trưởng tốt và phát triển bền vững nếu biết gắn chặt hoạt động sản xuất với các ngành nghề thiết yếu và tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do.Những DN đầu tư vào nông nghiệp đều là DN có cái nhìn dài hạn, đón cơ hội từ Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với TPP, Việt Nam có những lợi thế sẵn có về các mặt hàng nông sản cơ bản mà hầu hết người tiêu dùng trên thế giới đều phải sử dụng. Thuế bằng 0, cơ hội nông sản xuất khẩu sang các nước sẽ rất phát triển.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn bước ra khỏi khó khăn: tình hình lãi suất giá vàng biến động, thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống ngân hàng đang diễn ra nhiều thương vụ MA nhất từ trước đến nay. Gánh nặng về các khoản nợ xấu vẫn còn trong lĩnh vực ngân hàng. Tính không hiệu quả cũng như sự thiếu minh bạch của khu vực doanh nghiệp nhà nước còn là “cơn gió mạnh” đi ngược lại với đà tăng trưởng.

Về xã hội

Trước tình hình xã hội đang có những biến động lớn về chính trị, tình hình biển đảo đang diễn biến “nóng” hơn lúc nào hết, đã và đang có nhiểu ý kiến trái chiều về tinh trạng này khi có thể xảy ra nhiều biến động xã hội trong tương lai.

Bối cảnh riêng ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một trong những ngành mũi nhọn và cơ bản của nền kinh tế nước ta và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Dân số phát triển nhanh với sự gia tăng về mức sống của người dân cùng với sự phát triển của nền kinh tế khiến nhu cầu phải xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các công trình dân sinh khang trang phục vụ cho trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – giao thông cũng tăng theo. Tham gia thị trường cung ứng vật liệu xây dựng, công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn hướng tới vị thế là một trong những công ty dẫn đầu khu vực về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Năm 2013 là thời điểm kinh tế đất nước có nhiều biến động, Chính phủ liên tục đưa ra những chính sách thắt chặt tiền tệ, gia tăng lãi suất ngân hàng. Trong bối cảnh này, hầu hết các ngành kinh tế - đặc biệt là ngành xây dựng - đều gặp rất nhiều khó khăn khi mà thị trường xây dựng ảm đạm, bất động sản đóng băng, như cầu xây dựng trong dân chúng cũng giảm mạnh vì không có vốn. Rất nhiều công ty cùng ngành đã phải thu hẹp quy mô, ngừng sản xuất hoặc phá sản. Công ty cần xem xét, nhận định và đánh giá tình hình để khắc phục được khó khăn, phát hiện, tận dụng những cơ hội mới mà khó khăn đó mang lại.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn

Về mục tiêu

Trong dài hạn

Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại (sử dụng thiết bị chế tạo hình đồng bộ hiện đại và sấy – nung gạch bằng lò tuynel) sản xuất các loại sản phẩm gạch ngói chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường.

Đầu tư có hiệu quả, thu hút cổ đông tham gia góp vốn xây dựng công ty cổ phần – một hình thức doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư.

Sản xuất kinh doanh gạch tuynel theo sự chỉ đạo của Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Ngoài ra Công ty phải tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của nhà nước.

Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho Ngân sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, nơi khai thác của Công ty, đảm bảo môi trường sinh thái và các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

Hướng tới mục tiêu lâu dài là trở thành Công ty đứng đầu trong Tổng công ty xi măng Quảng Ninh, công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn đã và đang nỗ lực tiến tới năm 2020 trở thành doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành và phát triển hệ thống sản xuất, thiết lập trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mang giá trị sản phẩm ra thế giới.

Trong ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng, suy thoái gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh của Công ty, song với khả năng sẵn có và phát huy thế mạnh của mình về nghiên cứu khoa học công nghệ, Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả mới. Trong thời hội nhập kinh tế quốc tế, để tiếp tục tồn

tại và phát triển, Công ty đưa ra những định hướng phát triển trong thời gian sắp tới là:

- Giữ vững và phát triển những mặt hàng mà Công ty đang sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với bạn hàng, mở rộng quảng bá thương hiệu trên thị trường.

- Đẩy mạnh củng cố nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý, điều hành nhằm sử dụng hợp lý và tối đa lực lượng sản xuất.

- Phát động phong trào thi đua trong xây dựng Công ty và trong công tác nghiên cứu phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ trong sản xuất để nâng cao thu nhập cho Công ty và người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường.

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, thu hút lực lượng lao động lành nghề. Xây dựng văn hóa Công ty cũng như tác phong làm việc của người lao động, hướng đến Công ty làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động để công nhân viên yên tâm lao động sản xuất.

Kế hoạch đặt ra trong năm 2014 của Công ty như sau:

+ Huy động thêm vốn vào hoạt động kinh doanh, tăng lên so với hiện nay 15%, cố gắng giảm thiểu tối đa lượng vốn huy động từ vay ngân hàng.

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20-25%.

+ Đầu tư thêm ít nhất 8 tỷ VNĐ để tiếp tục mua sắm máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất và số lượng nhiều hơn các đơn đặt hàng.

+ Thực hiện tốt công tác dự trữ nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

Một số chỉ tiêu dự kiến năm 2014:

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Dự báo Chênh lệch

Tổng doanh thu 20.000 18.524 1.476

Lợi nhuận trước thuế 600 617 -17

Lợi nhuận sau thuế 1.500 1.852 -352

(Dự báo được thế hiện ở trang 99)

Như vậy so với kế hoạch doanh nghiệp có công tác dự báo chưa sát với kế hoạch mà công ty đề ra. Cụ thể: tồng doanh thu lệch 1.476 triệu đồng so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế lẹch 17 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế lệch 352 triệu đồng.

Có thể nói công tác dự báo nói chung của toàn ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang gặp những khó khăn trong quá trình tiếp cận và đưa ra kết luận trước những yếu tố thay đổi của thị trường, cách áp dụng các mô hình toán kinh tế vào công tác dự báo và đưa ra kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.

Về chiến lược

+ Chiến lược phát triển con người:

Con người luôn là nhân tố đầu tiền quan trọng nhất của mọi tổ chức, con người là nhân tố tạo ra của cải đồng thời là nhân tố quyết đinh đến sự hình thành và phát triển của một tổ chức.Tuyển chọn lao động phù hợp với vị trí tuyển dụng cũng như phải sử dụng lao động một cách hợp lý, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, thông tin tránh nguy cơ tụt hậu. Cùng với đó là việc bảo đảm lợi ích cho người lao động như xây dựng và công khai các quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi, thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hộ người lao động, trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm, tổ chức các cuộc thi, chương trình nhằm nâng cao nhận thức và đời sống của người lao động…Bên cạnh đó,

cần tránh lựa chọn nhân viên theo mối quan hệ quen biết sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó bền làm tăng chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm:

Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chiến lược công nghệ mới thể hiện tính hiện đại ưu việt của sản phẩm. Tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực khoa học nhằm tìm ra tính năng mới của sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho công ty.

+ Chiến lược đầu tư và phát triển cơ sở sản xuất:

Tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục và đi trước đón đầu xu thế phát triển công nghiệp trên thế giới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục thay thế các máy móc, thiết bị đã lạc hậu, xây lại các nhà xưởng đã cũ nát, thanh lý một số tài sản lỗi thời, hỏng, không sử dụng. Phát triển bền vững ổn định.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Gốm Thanh Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cho thấy vốn kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả ở mức nhất định. Tuy vậy, kết quả đó vẫn chưa thực sự cao, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu đề ra trong thời gian tới, Công ty có thể tham khảo một số giải pháp sau: -

3.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh là yếu tốt quyết định đến quy mô và trình độ công nghệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch huy động vốn và mở rộng quy mô vốn thích hợp là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Thực hiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động, nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm dựa trên những giả thiết phù hợp để đưa ra dự báo con số về nhu cầu vốn lưu động. Cụ thể:

Giả sử công ty thực hiện phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Nghĩa là ngầm giả định tất cả các khoản mục tài sản lưu động và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều biến động cùng tỷ lệ với sự biến động của doanh thu.

Phương pháp này được tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

trong kỳ thực hiện.

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng

trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước

tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu thực hiện năm kế hoạch.

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty và

thực hiện điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Xét Bảng cân đối kế toán năm 2013 của công ty như sau:

Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ I. Tài sản ngắn hạn 14.80 7 11.906 I. Nợ phải trả 16.777 17.576 1. Vốn bằng tiền 2.556 1.393 1. Vay ngắn hạn 6.007 6.125 2. Các khoản phải thu 4.457 5.082

2. Phải trả cho người

bán 2.776 2.502

3. Hàng tồn kho 6.949 4.604 3. Phải trả cho CNV 999 2.289

động khác

khoản phải nộp ngân sách

III. Tài sản dài hạn 12.01 0 16.294 5. Vay dài hạn 5.833 4.833 1. TSCĐ (giá trị còn lại) 12.01 0 16.159 II. Vốn chủ sở hữu 10.04 0 10.624 2. TSDH khác 0 135 Tổng cộng 26.81 7 28.20 0 Tổng cộng 26.81 7 28.200

Khi đó dự báo nhu cầu VLĐ như sau:

Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản mục

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG THANH SƠN (Trang 102 - 127)