II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY XÂY DỰNG 26 – 2.
3- Tình hình kết cấu TSCĐ tại công ty
Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ trọng Chênh lệch 2006 2007 + Số tuyệt đối % I. TSCĐ đang dùng 6.55 7 100 100 - 0.45 6.8 1. TSCĐ dùng trong SXKD 6.55 7 100 100 - 0.45 6.8 - nhà cửa vật kiến trúc 1.9 1.9 29 27.1 -1.9 - - - Máy móc thiết bị 2.2 2.6 33.6 37.1 3.5 0.4 18.2 - Phương tiện vận tải 1.8 1.6 27.5 22.9 -4.6 -0.2 -11.1
- Thiết bị dụng cụ quản lý 0.65 0.9 9.9 12.9 3 0.25 38.5 2. TSCĐ khác
II. TSCĐ chưa cần dùng III . TSCĐ chờ thanh lý
Cộng 6.55 7 100 100 - 0.45 6.8
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty tăng 6.8%, tương tứng với số tiền 0.45 tỷ đồng, trong đó:
Máy móc thiết bị với chức năng và nhiệm vụ sản xuất chủ yếu trong năm 2007 Công ty chủ yếu đầu tư vào nhà máy móc thiết bị chiểm tỷ trọng 37.1% trong tổng nguyên giá TSCĐ tương ứng với số tiền là 2.6 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 33.6%. Máy móc thiết bị tăng lên chủ yếu là Công ty đầu tư.
* Phương tiện vận tải giảm 11.1% tướng ứng với số tiền 0.2 tỷ đồng. Do địa bàn công trình thi công ở xa và nằm rải rác ở nhiều nơi, khối lượng thi công, công trình khai thác năm 2007 tăng lên, cùng lúc Công ty phải thi công nhiều công trình khai thác, vì vậy việc thiếu phương tiện vận tải sẽ gây ra khó khăn trong việc vận chuyển máy móc thiết bị và nguyên vật liệu có thể làm gián đoạn tiến độ thi công, ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành công trình.
* Nguyên giá thiết bị dụng cụ quản lý tăng 38.5% tương ứng với số tiền 0.25 tỷ đồng. Mặt khác ta thấy trong năm 2007 tỷ trọng thiết bị dụng cụ quản lý đã tăng 3% điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến việc đổi mới thiết bị dụng cụ quản lý, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho CBCNV. Điều đáng chú ý ở đây là toàn bộ TSCĐ của Công ty đã được huy động hết sức cho hoạt động SXKD, số TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý là hoàn toàn khống có điều này có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn và thể hiện những cố gắng vượt bậc của công ty hay từ khâu mua sắm mới đều phục vụ thiết thực cho hoạt động SXKH sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí bảo đảm, bảo dưỡng… Những TSCĐ không cần dùng đã
được công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn từ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, kết cấu TSCĐ cho tháy tỷ trọng máy móc thiết bị chiếm 33.6% năm 2006 và 37.1% năm 2007. Việc đầu tư vào thiết bọ dụng cụ quản lý ở công ty có thể vẫn chưa đáp ứng đựơc yêu cầu hiện đại hoá trong tình trạng hiện nay nhưng với con số vốn hạn chế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là chủ yếu, công ty có thể điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư vào TSCĐ chơ hợp lý hơn.
Bảng khấu hao TSCĐ của Công ty Cổ phần phát triển KS4
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm TSCĐ Nguyên
giá TSCĐ
Số khấu hao lũy kế Giá trị còn lại Số tiền % NG Số tiền % NG
Nhà cửa vật kiến trúc 1,9 0,4 21,1 1,5 78,9
Máy móc thiết bị 2,6 1,1, 42,3 1,5 57,7
Phương tiện vận tải 1,6 0,77 48,1 0,83 51,9
Thiết bị dụng cụ quản lý
0,9 0,32 35,6 0,58 64,4
Cộng 7 2,59 37 4,41 63
Như vậy, tính đến năm 2007, sốkhấu hao lũy kế đã lên tới 2,59 tỷ đồng, chiếm 37% so với nguyên giá TSCĐ. Hay nói cách khác, giá trị còn lại của TSCĐ đến cuối năm 2007 là 4,41 tỷ đồng, chiếm 63% so với nguyên giá TSCĐ. Đa số TSCĐ đều đã khấu hao được gần 50%, đặc biệt trong đó phương tiện vận tải chiếm 48,1% nguyên giá và gia trị còn lại là 0,83 tỷ đồng chiếm 51,9% nguyên giá. Do đó trong thời gian tới phải ưu tiên đầu tư vào loại tài sản này vi fcông trình ở xa nên phương tiện vận tải khá quan trọng. Còn nhà cửa vật kiến trúc khấu hao được 21,1% nguyên giá, giá trị còn lại là 1,5 tỷ đồng chiếm 78,9% nguyên giá. Nhìn chung loại tài sản này của Công ty đang còn mới vì được xây trong một số năm gần dây. Về thiết bị dụng cụ quản lý khấu hao 35,6%, giá trị còn lại là 0,58 tỷ đồng chiếm 64,4% nguyên giá. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị thi công đã khấu hao 42,3% so với nguyên giá. Do đặc trưng của ngành xây dựng nên máy móc thiết bị có khối lượng lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên Công ty cần tăng cường công tác bảo quản, lau chùi để hạn chế hao mòn hữu hình. Đồng thời Công ty cũng cần có kế hoạch đầu tư đổi mới số máy móc thiết bị này để thực hiện cơ giới hóa giúp tăng công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động và đảm bảo nâng cao giải phóng sức lao động cho người lao động.
Từ tình hình trên ta thấy các tài sản của Công ty còn có khả năng sử dụng được trong một thời gian dài vì giá trị còn lại đều trên 50% nguyên
giá TSCĐ. Tuy nhiên để mở rộng năng lực sản xuất và thay đổi, lắp đặt những dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao nưng suất lao động thì Công ty có thể tiếp tục đầu tư cho các hoạt động đó.