Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Ơ-nit Hê-minh-uê.
1.1. Cuộc đời :
- Hêminguê là nhà văn Mĩ , sinh năm 1899 mất năm 1961,sinh trưởng trong một gia đình trí thức khá giả tại thành phố ngoại vi Chicagô , là người từng đoạt giải Nobel về văn học 1954.
- Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm ,sống giản dị, gần gũi quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
- Ong tham gia chiến tranh thế giới thứ I bị bắt rồi bị thương nặng ,trở về Mỹ với tâm trạng lạc loài . Chiến tranh thế giới thứ II ông tham gia chống phát xít tại Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận , ông viết rất sôi nổi, viết nhiều trong khoảng thời gian từ đây trở đi .
- Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió , một cây bút xông xáo không mệt mỏi .Ông là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý ).
1.2. Sự nghiệp :
Sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ , trong đó có những tác phẩm tiêu biểu
Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , ...
Câu 2. Trình bày lí thuyết “tảng băng trôi” của Ơ-nit Hê-minh-uê. Thông qua hình ảnh ôn già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện đã chiến thắng con cá cực lớn và hung dữ trong tác phẩm, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì.
Gới ý: cách trả lời ý 2:
Hãy tin vào con người, “ Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại, “ con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại”.
Câu 3. Nêu những lớp ý nghĩa của tác phẩm Ông già và biển cả.
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
- Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Hê-minh-uê với nguyên lý “Tảng băng trôi”, sử dụng ẩn dụ, tính đa nghĩa của hình tượng.
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
Câu 5: Tóm tắt tác phẩm. Câu 6: Hoàn cảnh sáng tác.
- Ông già và biển cả (1952), xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống. Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau được trao giải Nô-ben.
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi”. Phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm rất lớn gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng.
ĐỀ THI THAM KHẢO
Đề 1:
Câu 1: (2đ)
Trình bày hoàn cảnh ra đời và chủ đề bài thơ “ Việt bắc” của Tố Hữu
Câu 2: (3đ)
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về chữ hiếu trong đời sống hiện nay - Giải thích từ hiếu.
- Biểu hiện của hiếu. - Ý nghĩa .
- Phê phán hiện tượng ngược lại.
Câu 3:(5đ)
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật ngưòi đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Lai lịch. - Ngoại hình.
- Hoàn cảnh thực tại. - Phẩm chất tính cách.
+ Người mẹ yêu thương con vô bờ bến. + Người vợ vị tha, bao dung.
+ Người đàn bà thất học nhưng thấu hiểu lẽ đời và giàu lòng tự trọng.
Đề 2:
Câu 1: (2đ)
Ý nghĩa chi tiết lá cờ đỏ sao vàng trong đoạn kết tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân.
- Mở ra hướng đi mới cho nhân vật. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 2: ( 3đ)
Viết một bài văn ( không quá 400 từ) để trình bày suy nghĩ của anh, chị về vấn đề bạo lực trong học đường hiện nay.
- Giải thích bạo lực học đường là gì?
- Biểu hiện của bạo lực học đường; thực trạng. - Hậu quả
- Nguyên nhân. - Giải pháp.
- Bài học rút ra cho bản thân
Câu 3: (5 đ)
Anh, chị hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Đề 3:
Câu 1: (2đ)
Qua cuộc đời và văn nghệ của nhà văn M.Sô-lô-khốp, anh, chị rút ra cho mình bài học gi?
Câu 2: (3đ)
Nhân vật Trương Ba trong vở kịch “ Hồn Trương Ba”, da hàng thịt đã từ khẳng định “ Không thể bên trong một đàng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”. Anh, chị viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) để trình bày suy nghĩ của anh, chị về câu nói trên.
Câu 3:( 5đ)
Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng
Để 4:
Câu 1:( 2 đ)
Ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
- Chi tiết đối lập với hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người. - Có người đã hiểu việc làm của HD.
- Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng.
- Thái độ trân trọng và ngưỡng mộ của Lỗ Tấn đối với người cách mạng Hạ Du.
- Niềm tin vào tương lai cách mạng TQ.
Câu 2: (3đ)
Viết bài văn không quá 400 từ để bàn về ý nghĩa của câu nói sau: “ Sách mở ra trứơc mắt tôi những chân trời mới” (M.Gorki)
- Giải thích sách là gì.
- Tác dụng, vai trò của việc đọc sách
- Phê phán những người lười đọc sách, chưa biết cách lựa chọn và đọc sách. - Cần hình thành thói quen đọc sách và lựa chon sách.
- Bài học cho bản thân
Câu 3:(5đ)
Nói về cảm hứng sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã tâm sự : “ Những người đói họ không nghĩ đến các chết mà nghĩ về sự sống”
Phân tích truyện ngắn “ Vợ nhặt” ( Kim Lân) để làm rõ ý kiến trên Phân tích 3 nhân vật.
Đề 5:
Câu 1: (2đ)
Tấm lòng nhân hậu của nhân vật An-drây-xô-cô-lốp trong đoạn trích “ số phận con người” (M.Sô-lô-khốp) được thể hiện như thế nào?
- Nhận và nuôi bé Va –ni- a.
- Chăm sóc bé Va – ni – a một cách mộc mạc, chân thành. - Học cách giấu đi quá khứ của mình và của con.
Câu 2: (3đ)
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời tình mẹ vẫn theo con” ( Con cò-Chế Lan Viên)
Suy nghĩ của anh, chị về ý thơ trên Cần làm rõ các ý:
- Giải thích tình mẫu tử. - Vai trò của tình mẫu tử.
- Khẵng định đó là một tình cảm tốt đẹp của con người. - Phê phán những hiện tượng ngược lại.
- Bải học rút ra cho bản thân.
Câu 3:(5đ)
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật người Vợ Nhặt ( Truyện ngắn “ Vợ Nhặt”- Kim Lân) và nhân vật Mỵ truyện “ Vợ Chồng A Phủ”- Tô Hoài)
Đề 6:
Anh, chị hiểu như thế nào về nguyên lí “ Tảng băng trôi” của E.Hê-min- guê? Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn, hung dữ trong tác phẩm “Ông già và biển cả” nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì?
Câu 2: (3đ)
Tuổi trẻ học đường góp phần làm giảm tai nạn giao thông Anh, chị viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) về vấn đề trên. - Thực trạng.
- Hậu quả. - Nguyên nhân. - Giải pháp.
- Liên hệ với bản thân.
Câu 3: (5đ)
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lorca trong bài thơ “Đàn ghi ta cảu Lorca” (Thanh Thảo)
Đề 7:
Câu 1: (2đ)
“ Mình đi, mình lại nhớ mình”
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”... (Việt Bắc- Tố Hữu)
Anh, chị hiểu như thế nào nội dung 2 dòng thơ trên
Tình cảm gắn bó giữa người Việt Bắc và người kháng chiến.
Câu 2: (3đ)
Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói của nữ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm : “Đời trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”
Câu 3: (5đ)
Nhận định về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “ Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài, có ý kiến : Đằng sau hình ảnh con rùa lùi lũi trong xó cửa, vẫn còn là một con người. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp nơi đáy sâu của một tâm hồn đã chai sạn vì đau khổ nhưng nó không hề bị tiêu tan, gặp thời cơ thuận lợi nó lại bùng cháy lên từ dưới lớp tro buồn”
Anh, chị hãy phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “ Vợ Chồng A phủ” ( Tô Hoài) để làm rõ ý trên
Đề 8:
Câu 1: (2đ)
Câu 2: (3đ)
Viết bài văn nghị luận ( không quá 400 từ ) để bàn về sự cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội hiện nay.
Câu 3: (5đ)
Đọc truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành có ý kiến : nhân vật Tnú mang tầm vóc sử thi nhưng cũng rất chân thật, đời thường”. Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Tnú
Đề 9 :
Câu 1: (2đ)
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
Câu 2: (3đ)
Viết bài văn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về triết lí mà nhân vật bà cụ Tứ (trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân) đã khuyên các con mình: “ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”
Câu 3: (5đ)
Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của nhân vật Sông Đà trong bài tuỳ bút “ Người lái đò Sông Đà” ( Nguyễn Tuân)
Đề 10
Câu 1:( 2đ)
Nhan đề “ Vợ Nhặt” của Kim Lân gợi cho anh, chị suy nghĩ gi? - Nhan đề hấp dẫn, tò mò.
- Gợi lên thân phận bi thảm của nhân vật. - Tố cáo tội ác của Pháp, Nhật.
Câu 2: (3đ)
Viết bài văn (không quá 400 từ) để bàn về vai trò của ý chí và nghị lực đối với con người trong cuộc sống
Cần làm rõ các ý:
- Biểu hiện của ý chí, nghị lực.
- Vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Phê phán những người thiếu ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Bài học cho bản thân.
Câu 3: (5đ)
“ Việt Bắc” của Tố Hữu là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 11:
Câu 1: ( 2đ)
Những nét chính trong cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: (3đ)
Anh, chị viết bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) để phát biểu suy nghĩ về những tấm gương học sinh nghèo vựơt khó học giỏi.
Câu 3: (5đ)
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật tôi trong bài kí “ Ai đã đặt tên cho một dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đề 12:
Câu 1: (2đ)
“Hai con người côi cút, hai hạt cát bị sức mạnh phủ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ.... cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đứng đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ Quốc kêu gọi”
( Số phận con người- M.Sô-lô-khốp) Giải thích ngắn gọn ý nghĩa đoạn văn trên.
Câu 2: ( 3đ)
Giữa một vùng đá sỏi khô cằn cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Anh, chị suy nghĩ gì về hiện tượng trên (bài viết không quá 400 từ)
Câu 3: (5đ)
Phân tích tình huống mang tính phát hiện trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”: của Nguyễn Minh Châu.
Bài viết làm rõ 4 ý. 1 Tóm tắt tình huống.
2 Khẳng định đó là tình huống nhận thức, phát hiện về đời sống. 3 Phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Phùng và Đẩu. 4 Ý nghĩa của tình huống.
- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. - Cách nhìn cuộc đời, con người.
- Đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Đề 13:
Câu 1: Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Điều đó có tác dụng gì.
Gợi ý: Người đã trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: - Bản tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ
- Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng pháp. - Ý nghĩa:
+ Cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. + Tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng Minh.
+ Buộc tội thực dân pháp đã làm trái với những gì mà tổ tiên họ đề ra.
Câu 2: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
Bài viết cần nêu bật được các ý sau:
- Vần đề bạo lực học đường đang gây bức xúc trong xã hội. - Thực trạng.
- Hậu quả. - Nguyên nhân - Giải pháp.
Bài học rút ra cho bản thân.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ………. Đất Nước có từ ngày đó.
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm).
Gợi ý: 9 câu thơ đầu của đoạn trích là sự cảm nhận và lí giải của tác giả về Đất Nước theo phương diện lịch sử, văn hóa.
- ĐN được cảm nhận gắn liền với một nền văn hóa lâu đời của dân tộc.
- ĐN lớn lên trong đau thương, vất vả cùng những cuộc trường chinh không nghỉ của con người.
- ĐN gắn với những con người sống ân nghĩa, thủy chung. - Đoạn thơ mang đậm chất liệu của văn hóa dân gian.