Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn.
1.1. Cuộc đời :
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ . 13 tuổi cha bệnh hiểm nghèo không tiền chữa chạy mà mất. Ông ôm mộng học nghề y từ nay . - Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, trước khi học nghề thuốc , ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng .
- Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc dân. Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
- Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới .
1.2. Sự nghiệp
- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới ( trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như AQ chính truyện, Cố Hương, Nhật kí người điên…)
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế gi
Câu 2. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”?
- Phương thuốc lạc hậu, mê tín chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người. - Lỗ Tấn muốn đề cập tới một vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc.
- Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời.
- Lỗ Tấn viết Thuốc ngày 25 - 4 -1919 đúng lúc phong trào Ngũ tứ nổ ra, đăng
trên tạp chí Tân thanh niên.
- Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách
mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy nghĩ thật nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc
Câu 4. Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
Câu 5. Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn.
Câu 6: Phân tích hình ảnh con đường mòn.
- Là hình ảnh thường xuất hiện trong văn Lỗ Tấn.
- Là ranh giới tự nhiên và cũng là ranh giới lòng người, của định kiến xã hội. - Hình ảnh ngột ngạt và tàn bạo của xã hội TQ lục bấy giờ.
- Hình ảnh hai bà mẹ bước qua con đường mòn là niềm hi vọng mới cho cách mạng TQ.
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
- Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều
toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.
- Cô đọng và súc tích Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện
dài.
- Hình ảnh ngôn từ giàu tính biểu tượng
- Lời dẫn chuyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn lôi cuốn
Câu 8: Trong tác phẩm tác giả phê phán “căn bệnh” nào của người dân TQ. Câu 9: Hình tượng người cách mạng Hạ Du.
- Hạ Du chỉ được tác giả mô tả qua những nhân vật khác, tuy vậy vẫn hiện lên rất rõ nét.
- Hạ Du là người sớm giác ngộ cách mạng, dũng cảm hiên ngang, dám tuyên
truyền cách mạng ngay cả trong nhà ngục (rủ lão Nghĩa …đi làm giặc).
- Hạ Du bị xử chém - nhiều người dân tranh nhau xem, lấy máu của Hạ Du làm thuốc chữa bệnh Sự u mê của quần chúng và sự xa rời quần chúng của người cách mạng là những vấn đề Lỗ Tấn đặt ra trong truyện Thuốc.
- Lỗ Tấn vừa thể hiện sự cảm phục và đồng tình với những người cách mạng vừa kín đáo phê bình sự xa rời quần chúng của họ
Câu 10: Câu hỏi của mẹ hạ Du trước mộ con: Thế này là thế nào. Gợi ý.
- Câu hỏi được lặp đi lặp lại như một điệp khúc thể hiện sự day dứt xen lận lời tự trách của người mẹ vì không hiểu việc làm của con.
- Có người đã hiểu việc làm của HD.
- Sự trân trọng, ngưỡng mộ của Lỗ Tấn đối với Hạ Du. - Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng.
- Niềm tin vào tương lai cách mạng TQ.