VỚI CÁC BỘ PHẬN CÓ LIÊN QUAN.
1- Phân công lao động và thời gian làm việc của nhân viên bếp.
- Bộ phận bếp có nhiệm vụ quan trọng trong kinh doanh ăn uống của nhà hàng.
- Hàng ngày phải làm công việc của bộ phận mình được giao. - Chế biến theo thực đơn hàng ngày của nhà hàng.
- Chế biến theo thực đơn gọi của khách.
- Phục vụ khách một cách nhanh chóng kịp thời và phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý sao cho khai thác hết năng lực sản xuất. Đảm bảo an toàn lao động.
- Quản lý tốt cho sản xuất, tránh hư hỏng hao hụt mất mát nguyên liệu hàng hoá và trang thiết bị.
- Thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chế biến.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của bộ phận mình.
2- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng.
2.1- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với bộ phận lễ tân
- Bộ phận lễ tân có vai trò quan trọng trong công tác bán hàng, giới thiệu, tiếp nhận yêu cầu của khách.
- Bộ phận bếp căn cứ vào yêu cầu của khách để chế biến.
- Bộ phận bếp phải cung cấp cho lễ tân thực đơn trong ngày để giới thiệu cho khách.
- Là cầu nối giữa khách hàng với nhà hàng để tiếp nhận những phàn nàn của khách. Thông qua đó bộ phận bếp xây dựng thực đơn phù hợp, đảm bảo chất lượng.
2.2- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với bàn, bar.
- Hai bộ phận này có mối quan hệ khăng khít với nhau vì đều trực tiếp phục vụ khách.
- Chất lượng chế biến món ăn của bộ phận bếp có sự đóng góp quan trọng từ chất lượng phục vụ của bộ phận bàn.
- Thông qua đó bộ phận bếp chế biến cho phù hợp. Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng của món ăn.
2.3- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với bộ phận kho nguyên liệu.
- Bộ phận bếp căn cứ vào số lượng khách đặt ăn, tiệc, thực đơn để dự trù nguyên liệu.
- Bộ phận kho căn cứ vào đó để cung cấp nguyên liệu cho bộ phận bếp, đảm bảo đúng thời gian, chất lượng nguyên liệu và số lượng.
2.4- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với bộ phận sửa chữa kỹ thuật.
- Hai bộ phận này có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị, giảm cường độ lao động.
- Giúp bộ phận bếp có điều kiện nâng cao năng suất lao động.
- Bộ phận kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị. - Bộ phận bếp phải sử dụng theo đúng sự chỉ dẫn.
2.5- Mối quan hệ giữa bộ phận bếp với bộ phận y tế.
- Bộ phận bếp thực hiện tốt vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất, chế biến sản phẩm.
- Bộ phận y tế kiểm tra giám sát toàn bộ vệ sinh trong bộ phận bếp cả về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Định kỳ có kế hoạch khử trùng xung quanh để đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách.
PHẦN C: KẾT LUẬN