Công nghệ hàn:

Một phần của tài liệu tài liệu môn công nghệ hàn (Trang 70 - 74)

4.1. Quy trình công nghệ hàn (Welding procedure)

Tài liệu công nghệ được thiết lập cho việc chế tạo liên kết hàn, kể cả các thông tin liên quan đến quá trình công nghệ trước và sau khi hàn.

4.2. Các phương pháp hàn (Welding processes)

Với thuật ngữ và định nghĩa: Theo ISO 857

Với hệ thống đánh số: Theo ISO 4063. 4.3. Yêu cầu kỹ thuật của quy trình

công nghệ hàn

(Welding procedure specification/ WPS)

Tài liệu cung cấp chi tiết các yêu cầu kỹ thuật cho quy trình hàn.

4.4. Đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn đã được chấp nhận

(Appoved welding procedure specifiation)

Đặc tính kỹ thuật mà quy trình hàn đã được chấp nhận phù hợp với TCVN 6834: 2001 (ISO 9956).

4.5. Đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn sơ bộ

(Preliminary welding procedure specification/ pWPS)

Đặc tính quy trình hàn do cơ sở chế tạo thiết lập nhưng chưa được chấp nhận.

4.6. Báo cáo chấp nhận quy trình hàn Báo cáo bao gồm tất cả các số liệu từ

(Welding procedure approval record/ WPAR)

việc hàn các chi tiết phục vụ cho kiểm tra chấp nhận đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn vấcc kết quả thử mối hàn kiểm tra.

4.7. Thử quy trình hàn (Welding procedure test)

Chế tạo và kiểm tra một liên kết hàn đại diện được dùng trong sản xuất để chứng minh tính khả thi của quy trình hàn đó.

4.8. Thợ hàn (Welder) Người thực hiện công việc hàn.

4.9. Thợ hàn tay (Manual welder) Thợ hàn, thao tác bằng tay kìm cặp que hàn. mỏ hàn khí. 4.10. Thợ hàn máy (Welding operator)

Thợ vận hành thiết bị hàn đã được cơ khí hoámojt phần chuyển động tương đối giữa giá điện cực, mỏ hàn hơi và chi tiết hàn.

4.11. Hướng hàn

(Direction of welding)

Hướng dịch chuyển của nguồn nhiệt theo trục dọc của mối hàn.

4.12. Lượt hàn (Pass)

Sự di chuyển nguồn nhiệt hàn theo một hướng khi hàn nóng chảy hoặc hàn đắp.

4.13. Hàn trên xuống

(Downhill welding in the inclined position)

Hàn nóng chảy ở vị trí đứng (hàn đứng), que hàn di chuyển từ trên xuống dưới.

4.14. Hàn dưới lên

(Uphill welding in the inclined position)

Hàn đứng, hàn di chuyển từ dưới lên trên.

4.15. Mở mép hàn/ CN. sang vanh (Edge preparation)

Công đoạn tạo cho mép chi tiết hàn có hình dạng cần thiết.

4.16. Độ vát mép hàn

(Bevelling of the edge)

Độ nghiêng của mặt phẳng cắt mép chi tiết hàn

4.17. Độ tầy mép hàn/ CN. Mép cùn (Root face)

Độ cao còn lại sau khi vát mép nghiêng mặt mút mép hàn. 4.18. Góc vát mép hàn (Bevel angle) Góc nhọn giữa mặt phẳng vát mép hàn và mặt mút 4.19. Góc mở mép hàn (Groove angle)

Góc tạo bởi hai mặt phẳng vát nghiêng mép hàn

4.20. Khe hở hàn (Root gap)

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai mép mép chi tiết hàn đã được lắp ráp chuẩn

bị cho hàn 4.21. Kim loại c ơ bản/ CN. Kim loại

gốc; kim loại nền

(Base metal; parent metal)

Kim loại của chi tiết hàn

4.22. Kim loại phụ/ CN. Kim loại điền đầy

(Filler metal)

Kim loại bổ sung cho bể hàn, cùng kim loại cơ bản tạo nên mối hàn.

4.23. Kim loại đắp (Deposited metal)

Kim loại phụ cho vào bể hàn hoặc đắp lên kim loại cơ bản.

4.24. Kim loại mối hàn (Weld metal)

Hợp kim do kim loại cơ bản và kimloại phụ tạo hoặc chỉ do kim loại cơ bản tạo nên khi hàn không dùng kim loại phụ.

4.25. Độ sâu nóng chảy (Depth of fusion)

Chiều sâu nóng chảy kim loại cơ bản nhìn theo tiết diện ngang mối hàn. 4.26. Bể hàn/ CN vũng hàn

(Molten pool)

Phần kim loại mối hàn tồn tại ở trạng thái lỏng khi hàn nóng chảy.

4.27. Độ ngấu của mối hàn (Complete fusion)

Độ liên kết kim loại một cách liên tục giữa bề mặt kim loại cơ bản, lớp hàn và từng mối hàn.

4.28. Vùng nóng chảy giáp ranh (Weld junction)

Vùng các hạt kim loại nóng chảy cục bộ được giới hạn bằng danh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn. 4.29. Vùng ảnh hưởng nhiệt

(Heat apffected zone)

Khu vực kim loại cơ bản không bị nóng chảy nhưng cấu trúc và tính chất của nó bị biến đổi do hậu quả của sự lan truyền nhiệt khi hàn.

4.30. Vùng chảy (Fusion zone)

Vùng được tạo ra từ kim loại cơ bản nóng chảy trong mối hàn.

4.31. Mặt phân cách mối hàn (Weld interface)

Phần biên giữa vùng chảy (kim loại mối hàn) và kim loại cơ bản.

4.32. Hồ quang nén

(Plasma arc; constricted arc)

Hồ quang bị nén trong hoặc ngoài vòi phun plasma do tác động của dòng khí có hướng hoặc điện từ trường.

4.33. Hồ quang trực tiếp (Transfferred arc)

Hồ quang trong đó vật hàn làm nhiệm vụ một điện cực.

4.34. Hồ quang gián tiếp (Non- Transfferred arc)

Hồ quang trong đó vật hàn không được nối với nguồn điện hàn.

4.35. Hồ quang hở (Open arc)

Hồ quang cho phép quan sát bằng mắt thường và cháy không cần cung cấp khí bảo vệ hay thuốc hàn từ bên ngoài. 4.36. Cực thuận

(Electrode negative; straght polarity)

Một loại cực hàn quy ước: vật hàn nối với cực dương, điện cực hay que hàn nối với cực âm của nguồn điện cung cấp hồ quang.

4.37. Cực ngược

(Electrode positive; Reversed polarity)

Là trường hợp ngược lại của cực thuận.

4.38. Luồng thổi từ (Magnetic arc blow)

Sự thổi lệch hồ quang do tác động của từ trường hay khối sắt từ khi hàn. 4.39. Miệng hàn

(Crater)

Chỗ lõm sâu ở cuối mối hàn do tác dụng của áp lực hồ quang, do ngót thể tích của kim loại mối hàn.

4.40. Ba via hay Pa via (Flash)

Kimloại bị ép chồi ra do chồn khi hàn điện tiếp xúc.

4.41. Cháy hao

(Loss of alloing elements during deposition)

Sự hao hụt kim loại do bay hơi và ôxy hoá khi hàn.

4.42. Năng lượng trên đơn vị dài/ CN. Năng lượng dài riêng

(Lengthways energy)

Nhiệt lượng tính bằng calo tiêu thụ cho một đơn vị chiều dài đường hàn khi hàn nóng chảy.

4.43. Hàn bước lùi

(Back step sequence)

Phương pháp hàn phân thành từng bước nhỏ, bướcnày theo bước kia theo hướng ngược lại hướng hàn chung. 4.44. Hàn xếp tầng

(Cascade sequence)

Phương pháp hàn nhiều lớp, trong đó lớp hàn sau phủ lên toàn bộ hoặc một phần lớp hàn trước.

4.45. Hàn phân đoạn (Block sequence)

Phương pháp hàn nhiều lớp, trong đó người ta hàn từng đoạn riêng, còn khoảng trống giữa các đoạn được điền đầy đến khi hàn xong

4.46. Hàn so le

(Skip sequence; wandering sequence)

Phương pháp hàn mối hàn thành đoạn bố trí so le nhau theo chiều dài mối hàn.

4.47. Hàn không đệm Hàn nóng chảy một phía không dung

(Welding without backing) tấm lót (tấm đệm) 4.48. Bẻ gập mép hàn

(Raised Edge)

Sự bẻ gấp hay uốn cong mép tấm kim loại thành một góc vuông (công đoạn chuẩn bị trước khi hàn)

4.49. Chồn (Upseting)

Quá trình biến dạng dẻo cục bộ các chi tiết khi hàn áp lực.

4.50. Chiều dài đoạn gá hàn (Initial overhang)

Độ dài của các chi tiết hàn dung để gá kẹp khi hàn tiếp xúc đối đầu, hàn nguội hay hàn ma sát.

4.51. Tính hàn (Weldabiliti)

Hợp tính của kim loại hay khối hợp kim tạo thành liên kết hàn đáp ứng được những yêu cầu vận hành của sản phẩm trong điều kiêệncông nghệ xác định.

4.52. Hệ số nóng chảy

(Weight of electrode deposited per ampereper house)

Khối lượng kim loại que hàn hay dây hàn tính bằng gam, nóng chảy trong một giờ cháy của hồ quang ứng với một ampe dòng điện hàn.

4.53. Hệ số hàn đắp

(Weight of metal deposited per ampere per house)

Khối lượng kim loại tính bằng gam, đắp lên bề mặt sản phẩm trong một giờ cháy của hồ quang ứng với một ampe dòng điện hàn.

4.54. Hệ số tổnhao

(Relative last of filler metal during deposition)

Sự hao hụt kim loại khi hàn do cháy hao, biểu thị bằng phần trăm so với khối lượng kim loại phụ.

Một phần của tài liệu tài liệu môn công nghệ hàn (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w