Sơ đồ thiết bị:

Một phần của tài liệu tài liệu môn công nghệ hàn (Trang 51 - 53)

(1): Cần chọn hành trình của điện cực:

Có tác dụng thay đổi hành trình làm việc của điện cực theo 3 vị trí: Nấc giữa, nấc sâu hoặc nhả. Chỉ thay đổi hành trình của điện cực khi thay đổi hình dạng của vật hàn hoặc thay đỉnh của điện cực.

Chú ý: Khi ta ấn cần này để thay đổi hành trình của điện cực thì khí sẽ thoát ra ngoài thông qua van xả khí (khi ấn cần này ta phải ấn hết nấc). Trong

quá trình điều khiển phải hết sức thận trọng vì tay ta có thể bị kẹp khi xilanh chuyển động đi xuống.

(2): Đồng hồ đo áp suất khí nén:

Trên đồng hồ sẽ hiển thị áp suất của khí nén khi van khí nén được mở. Áp lực làm việc tối đa của thiết bị thường là 5 kgf/cm2. Đồng hồ đo được thiết kế theo tiêu chuẩn cho ta biết và điều chỉnh được áp suất chính xác nhất khi làm việc.

Khi ta thay muốn thay đổi vị trí làm việc, ta vặn vành cao su bên ngoài của đồng hồ và chuyển điểm đánh dấu áp chuẩn (thường được sơn màu đỏ). (3): Van giảm áp:

Dùng để điều chỉnh áp lực hàn. Áp lực hàn của điện cực sẽ thay đổi khi ta điều chỉnh áp suất khí nén.

Khi ta vặn van này thuận chiều kim đồng hồ áp suất khí nén sẽ tăng lên, còn khi ta vặn ngược chiều kim đồng hồ thì áp suất khí nén sẽ giảm. Khi áp suất khí nén tăng hoặc giảm sẽ làm kim chỉ áp của đồng hồ thay đổi vị trí làm việc.

(4): Bộ lọc khí:

Bộ lọc này có tác dụng loại bỏ độ ẩm và bụi bẩn trong khí nén. Khi cặn bận tích đầy trong bộ lọc ta vặn nút phía dưới bộ lọc ngược chiều kim đồng hồ để xả.

(5): Điện cực hàn:

Được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng. Vật hàn được kẹp giữa hai điện cực để thực hiện công việc hàn. Điện cực được chế tạo rỗng ở phần thân và được làm mát bằng nước.

(6): Gá giữ điện cực hàn:

Được sử dụng để gắn và gá điện cực hàn. Cùng với điện cực, gá giữ điện cực được làm mát bằng nước. Để ngăn cho lỗ chóp ở điện cực không to ra, bộ phận này được thiết kế một chiếc vòng nhỏ bằng thép không gỉ và được gim chặt tại đỉnh của điện cực.

(7): Chụp gá giữ điện cực hàn:

Chụp này được sử dụng để giữ cố định gá giữ điện cực.

(8): Bộ điều chỉnh tốc độ:

Nó được dùng để điều khiển tốc độ hoạt động của hệ thống xi lanh chịu áp lực bằng cách điều chỉnh lưu lượng khí. Tốc độ hoạt động của thiết bị sẽ thay đổi khi ta vặn nút thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

(9): Van đóng/ mở khí:

Có chức năng cho và không cho khí vào trong thiết bị. (10): Đầu điều khiển (100V AC):

Điện điều khiển (100V AC) được tự động cung cấp bởi máy biến thế đặt phía trong của thiết bị.

(11): Đầu điện hàn:

Được nối với nguồn lưới điện (220V hoặc 380V). (12): Đường vào của nước làm mát:

Van này có tác dụng mở cho nước vào làm mát điện cực, gá giữ điện cực, nó có thể điều chỉnh được lưu lượng nước theo yêu cầu.

(13): Đầu ra của nước làm mát:

Được nối với ống thào nước của thiết bị. Đây là đầu ra tuần hoàn qua từng bộ phận của thiết bị hàn.

(14): Ổ cắm điện cho chân đạp:

Khi chân đạp được nối với ổ này, quá trình hàn được điều khiển bằng chân đạp.

(15): Đầu nối đất (tiếp địa):

Được nối với nền xưởng để đảm bảo an toàn về điện cho thiết bị và cho người sử dụng thiết bị.

(16): Ống xả khí:

Nằm phía sau của máy, nó được thiết kế để đảm bảo cho môi trường làm việc được tốt hơn.

Một phần của tài liệu tài liệu môn công nghệ hàn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w