Phương pháp đúc chân không

Một phần của tài liệu đề tài tốt nghiệp “thiết kế quy trình công nghệ và chế tạo thử nghiệm cánh turbine trục đứng công suất 300w bằng vật liệu composite” (Trang 26 - 28)

Phương pháp này sử dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn và thiết bị chứa nhựa polymer để điền nhựa vào khuôn. Khác với phương pháp đúc chuyển nhựa truyền thống sử dụng chân không hỗ trợ quá trình điền nhựa vào khuôn dưới lực ép của thiết bị nén hoặc khí nén, công nghệ đúc chân không hoàn toàn sử dụng lực hút chân không để đưa nhựa polymer vào khuôn. Nhựa polymer được chứa trong bình, khi độ chân không trong khuôn đã đạt tới yêu cầu, van dẫn bình chứa mở ra, nhựa

trong bình chứa được điền vào khuôn theo hệ thống ống dẫn bố trí theo chu vi của khuôn. Tốc độ điền nhựa vào khuôn phụ thuộc vào chi tiết được chế tạo, tỷ lệ vật liệu gia cường, chủng loại nhựa polymer, và phương án bố trí, thiết kế khuôn.

Hình 1.16. Các thiết bị và vật liệu trong công nghệ đúc chân không

Hình 1.17. Sơ đồ công nghệ đúc chân không

Quy trình công nghệ được thực hiện như sau: - Quét phủ lớp chống dính hỗ trợ tháo khuôn: - Quét phủ lớp vật liệu tạo bề mặt (gel-coat); - Đặt các lớp vật liệu gia cường vào khuôn;

- Đặt các lớp hỗ trợ dẫn nhựa polymer lên trên lớp vật liệu gia cường;

- Đặt túi chân không, sử dụng băng làm kín (sealant tape) để làm kín thể tích trong khuôn;

- Hút chân không thể tích trong khuôn;

- Mở van nhựa khi độ chân không đạt yêu cầu để điền nhựa polymer từ thiết bị chứa vào khuôn;

- Tháo khuôn sau khi vật liệu trong khuôn đông kết và định hình.

Hình 1.18. Quá trình điền nhựa polymer vào khuôn trong chế tạo vỏ ôtô

* Ưu điểm:

- Chế tạo khuôn đơn giản - Chi phí đầu tư không cao - Hàm lượng lỗ bọt ít - An toàn cho sức khỏe

* Nhược điểm:

- Qúa trình tạo chân không làm tăng giá thành sản phẩm - Đòi hỏi kỹ năng thao tác cao

- Chỉ kiểm soát được chất lượng một bề mặt của chi tiết gia công do sử dụng khuôn một mặt, khó kiểm soát độ đồng đều của chiều dầy chi tiết cũng như tỷ lệ vật liệu gia cường và nhựa polymer.

Công nghệ đúc chân không được sử dụng chủ yếu để chế tạo các chi tiết có kích thước lớn, số lượng không nhiều như các kết cấu dàn khoan, xuồng, thân vỏ ô tô, toa xe tàu hỏa, kho đông lạnh. Công nghệ này có thể kết hợp với phương pháp chế tạo sandwich tạo ra sản phẩm có chất lượng và yêu cầu cao.

Một phần của tài liệu đề tài tốt nghiệp “thiết kế quy trình công nghệ và chế tạo thử nghiệm cánh turbine trục đứng công suất 300w bằng vật liệu composite” (Trang 26 - 28)