Thuế/phí môi trường

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản lý môi trường (Trang 73 - 74)

Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và các cá nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu của phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể tổng hợp thành sơ đồ sau:

Mục đích:

+ Đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

+ Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. + Tăng nguồn thu cho ngân sách.

Các loại thuế / phí môi trường:

+ Thuế/phí ô nhiễm đánh vào nguồn gây ô nhiễm. + Thuế/phí ô nhiễm đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm. + Phí đánh vào người sử dụng.

Thuế môi trường: là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, bù đắp chi phí xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề môi trường như: chi phí y tế, nghỉ chữa bệnh, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm,… Thuế môi trường chia thành: 1-Thuế gián thu: đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất; 2-Thuế trực thu: đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra.

Phí môi trường: là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí, ví dụ như phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác,… Phí môi trường có vai trò quan trọng nhất trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Phí môi trường được tính dựa vào: lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thuế và phí

môi trường

Thuế và phí ô nhiễm không khí Phí đánh vào người sử dụng Thuế và phí hành chính Thuế và phí sản phẩm Thuế và phí chất Thuế và phí rác thải Thuế và phí nước Thuế và phí tiếng

Lệ phí môi trường: là khoản thu có tổ chức, bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp, ví dụ lệ phí vệ sinh môi trường, thu gom rác, giám sát thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,…

Phạt ô nhiễm: mức phạt hành chính đánh vào các vi phạm môi trường, được quy định cao hơn chi phí ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm, nhằm mục tiêu vừa răn đe đối tượng vi phạm, vừa có kinh phí cho khắc phục ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản lý môi trường (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)