Phần III: Kết luận

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang (Trang 31 - 33)

- Tổng quỹ tiền lương đã chi tính đến hết tháng 9/2008: 48,632 tỷ

Phần III: Kết luận

“Sau gần 2 thập kỷ phát triển, May Đức Giang đã khẳng định được sự thành công trong và ngoài nước bởi thương hiệu DUGARCO FASHION – nhà sản xuất và thiết kế thời trang nổi tiếng trong lĩnh vực Dệt-may.

Sản phẩm May Đức Giang đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,… thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước. Với gần 9.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân may có tay nghề cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho 19 xí nghiệp rmay và phụ trợ tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá và tới đây tại Hà Tây, May Đức Giang đã thực sự trở thành một trong nhưng doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam.

Với phương châm “ Tự mình vươn lên, tranh thủ sức mạnh thời đại mới, hoà vào trào lưu tiến hoá chung của nhân loại” May Đức Giang mong muốn đặt quan hệ hợp tác và thương mại lâu dài với mọi khách hàng trên cơ sở bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cũng có lợi.” Đó là những lời trong thư ngỏ của ông Hoàng Vệ Dũng- Chủ tịch hội đồng quản trị TCTy CP Đức Giang. Có thể thấy, trong những năm vừa qua, May Đức Giang đã xác định cho mình hướng đi cụ thể, mà trong đó thị trường chính, chủ yếu của công ty là Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU). Những thành công trong suốt quá trình phát triển và đi lên của công ty đã cho thấy đây là 1 bước đi đúng đắn. Với những kết quả thu được thể hiện trong kết quả kinh doanh những năm qua, Tổng công ty cổ phần Đức Giang đã cho thấy bước trưởng thành vượt bậc, đã và đang trở thành 1 thương hiệu may mặc được biết đến tại thị trương trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nên kinh tế trong nước cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của suy thoái kinh kế toàn cầu, khủng hoảng tài chính- tiền tệ thế giới tác động trực tiếp, gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ cho ngành

dệt may, sản xuất gặp khó khăn, các thị trường dần trở nên khó tính hơn, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Những thị trường chính trước đây như Mỹ và EU cũng đã và đang bị thu hẹp do nhu cầu tiêu dùng giảm. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do cơ chế giám sát đặc biệt của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ gây không ít khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của May Đức Giang sang thị trường vốn được coi là 1 trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty bên cạnh thị trường EU. Vậy đâu sẽ là “hướng đi tiếp theo trong những năm tới đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TCTy CP Đức Giang trong việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu”? Hay “ thực trạng và giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phầm dệt may của TCTy CP Đức Giang sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay” sẽ là những vấn đề đòi hỏi không chỉ TCTy nói riêng mà cả ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ phải phấn đấu và nỗ lực rất nhiều trong những năm tới khi mà cạnh tranh hứa hẹn sẽ rất khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng đang chịu ảnh hưởng không tốt từ cơn bão suy thoái.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang (Trang 31 - 33)