Đánh giá hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang (Trang 28 - 31)

- Tổng quỹ tiền lương đã chi tính đến hết tháng 9/2008: 48,632 tỷ

Đánh giá hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

3.1. Những điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty Đức Giang3.1.1. Những điểm mạnh: 3.1.1. Những điểm mạnh:

- Năng suất lao động và doanh thu tăng ở tất cả các đơn vị trong hệ thống của May Đức giang. Đặc biệt doanh thu tăng mạnh tại Nguyễn Đức Cảnh và Gia Bình. Trong khi đó thời gian làm việc giảm đáng kể.

- Cơ cấu mặt hàng ngày càng hoàn thiện

- Khách hàng và thị trường ngày càng ổn định. Năm 2006 Công ty tập trung vào một số khách hàng lớn tại Đức Giang và Liên doanh như: Levy; Textyle; Itochu; Seidensticker; Ongood; Sumikin....

- Cổ phần hoá đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, nhanh, nhạy của lãnh đạo công ty. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư như: Mua máy ép keo tiêu, máy đính bọ, máy ép tại may 8. Quyết định nhanh trong đầu tư ngắn hạn và trung hạn.

- Ổn định vấn đề tài chính , vay Ngân hàng giảm tối thiểu.

- Đẩy mạnh kinh doanh nội địa, đầu tư Trung tâm Thương mại tại 150 Phố Huế-Hà Nội đúng lúc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo hệ thống phân phối quảng bá thương hiệu Công ty trong và ngoài nước.

- Công tác điều hành các Liên doanh có tiến bộ hơn, có hiệu quả hơn, sâu hơn và đã đưa hệ thống đánh gía khách hàng vào nền nếp.

3.1.2. Những điểm yếu:

- Công tác thiết kế chưa đáp ứng khả năng phát triển của Công ty và nhu cầu thị trường.

- Kinh doanh nội địa tiếp tục được đẩy mạnh nhưng còn hạn chế về hiệu quả.

- Chưa triển khai chiến lược đầu tư phát triển chung của Công ty: Còn nhỏ, lẻ, đất tại Đức Giang chưa có qui hoạch tổng thể.

- Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh chưa cao và chưa kịp thời. - Bổ sung nguồn nhân lực cán bộ có trình độ cao còn hạn chế .

3.2. Những cơ hội và thách thức3.2.1. Cơ hội: 3.2.1. Cơ hội:

- Việc chuyển sang hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần đã đảm bảo việc lãnh đạo tập trung, thống nhất. Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Công ty đã nhanh nhạy trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao.

- Lãnh đạo công ty quyết tâm đổi mới, chỉ đạo và điều hành sản xuất một cách toàn diện, đồng bộ, chỉ đạo tập trung và có chiều sâu đối với các xí nghiệp và các công ty có vốn góp.

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển đã tạo điều kiện cho việc đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng may mặc của Công ty.

- Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng của Việt Nam như việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cơ hội phát triển và mở rộng thị trường quốc tế.

3.2.2.Thách thức:

- Hiện nay, Công ty chưa triển khai được chiến lược đầu tư phát triển chung cho Công ty cũng như các công ty có vốn góp, chưa thực hiện được việc xây dựng một mô hình hiện đại nhằm đảm bảo việc tái cơ cấu, sắp xếp công ty theo mô hình thích hợp, đa sở hữu có sự gắn kết giữa Công ty với các công ty có vốn góp và các đơn vị khác có cùng chiến lược phát triển.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Sức ép về điều tra chống bán phá giá và

các rào cản kỹ thuật từ thị trường Mỹ và EU vẫn là những nguy cơ tiềm tàng đối với Công ty.

- Thị trường nội địa mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô và hiệu quả kinh tế.

- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn nhiều bất cập. Đầu tư công nghệ mới, hiện đại mang tính đón đầu sẽ mang lại năng suất, chất lượng nhưng chi phí đầu tư cao, không tận dụng và kết hợp được với hệ thống sản xuất sẵn có gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Các thủ tục tiến hành đầu tư còn rườm rà làm kéo dài thời gian đầu tư.

- Việc bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực trong công tác thiết kế dẫn đến khâu thiết kế chưa đáp ứng được khả năng phát triển của Công ty cũng như nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w