Công nghệ xanh – Tiết kiệm và bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố (Trang 64)

- Loại căn hộ 4 phòn g: từ 8 người trở lên

2.5 Công nghệ xanh – Tiết kiệm và bền vững

Hiện nay, việc ứng dụng các tiêu chuẩn bền vững vào thiết kế không còn quá xa lạ với thiết kế kiến trúc. Tiêu chí của kiến trúc sinh thái – kiến trúc bền vững hay thường gọi một cách nôm na là kiến trúc xanh ( mặc dù đây chỉ là 1 trong những phân nhánh của kiến trúc bền vững) là tiết kiệm năng lượng sử dụng trong công trình, kéo dài thời gian tồn tại và hạn chế mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nhà ở cho NTNT không chỉ là hạn chế tối đa giá thành công trình mà còn phải đảm bảo là trong quá trình sử dụng, công trình tiêu tốn ít nhiên liệu nhất, giúp cho người sử dụng có thể giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những nhu cầu của cuộc sống, nói đến tiết kiệm không có nghĩa là nhà ở sẽ không bật đèn, không sử dụng máy quạt khi trời tối và quá nóng. Những nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt thông thường bao gồm nước, điện, thông gió vẫn phải đảm bảo. Và như vậy, việc ứng dụng các tìm tòi nghiên cứu về vi khí hậu, về kiến trúc bền vững là vô cùng cần thiết. Một trong những mục tiêu hàng đầu của nền kiến trúc hiện nay là việc kết hợp giữa kiến trúc tiền chế - lắp ghép và kiến trúc bền vững, vì sự kết hợp này sẽ đem đến cho công trình tiêu chí nhanh rẻ, an toàn và tiện nghi sử dụng.

(các nghiên cứu về sinh khí hậu và lí thuyết) Các giải pháp thiết kế sinh thái :

- Thông gió : sử dụng thông gió tự nhiên. - Chiếu sáng : dùng giếng trời

- Vỏ bao che :

- Vật liệu xây dựng :

Kết luận chương II

Các nước trên thế giới đã áp dụng thành công phương pháp kiến trúc tiền chế - lắp ghép trong vấn đề nhà ở cho người dân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia có những đặc thù về kinh tế, văn hóa , mối quan hệ xã hội khác nhau, cho nên khi áp dụng vào Việt Nam, đặc biệt là ở tp.HCM thì cần có những nghiên cứu cụ thể để có thể áp dụng phù hợp vào tình hình thực tế.

Bên cạnh làm giảm giá thành xây dựng, cần lưu tâm đến quá trình vận hành của công trình , giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ năng lượng dư thừa, không phù hợp với thu nhập của người ở. Vì vậy ,cần áp dụng các tiêu chí bền vững vào thiết kế kiến trúc , tận dụng được những điều kiện tự nhiên có sẵn, tạo ra môi trường sống thoải mái và giá thấp.

Với tiêu chuẩn kiến trúc hiện nay thì có giới hạn về diện tích sử dụng trong xây dựng. Nhưng có một thực tế là người thu nhập thấp không thể nào đáp ứng được các tiêu chí ấy vì túi tiền hạn chế của mình. Với một mong muốn làm chỉn chu bộ mặt kiến trúc , tuy nhiên những quy định này vô hình chung lại là một rào cản trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho số đông người dân. Do đó, nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách nên có những động thái tiếp cận người dân, lấy ý kiến và đưa ra những quy chế đặc biệt cho bộ phận dân cư này. Có thể quy hoạch những khu vực dân cư, vị trí trong đô thị có thể hưởng quy chế riêng này. Mặt khác, điều này lại góp phần làm phong phú bộ mặt kiến trúc trong đô thị, mang đặc trưng địa phương.

Chương III : GIẢI PHÁP VỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP THEO HƯỚNG TIỀN CHẾ - LẮP GHÉP

3.1.Nhiệm vụ thiết kế

3.1.1.Quan điểm thiết kế

- Lấy quan điểm thiết kế lắp ghép – tiền chế làm nòng cốt, tận dụng không gian ở mức tối đa kết hợp với các nghiên cứu kiến trúc bền vững làm cơ sở nhằm tạo tiện nghi sống tốt nhất có thể cho đối tượng NTNT. Đồng thời, cũng chú trọng tới các giải pháp quy hoạch, công nghệ, vận hành, chính sách,… để tiết kiệm chi phí đầu tư và tạo ra ngày cành nhiều sản phẩm giá thành vừa phải và chất lượng.

- Nhà ở cho NTNT cũng là nhà ở, do đó không vì giá thành rẻ mà tiện nghi sống không bị cắt giảm về chất lượng sống và chất lượng công trình.

3.1.2.Mục tiêu thiết kế

- Tạo được nhiều sản phẩm tiêu chuẩn hóa. - Sản phẩm giá rẻ.

- Tạo ra một môi trường ở tốt cho đối tượng sử dụng.

3.1.3.Nội dung thiết kế

Nội dung thiết kế của đề tài bao gồm những nội dung chính sau đây : - Chọn vị trí xây dựng phù hợp, thuận tiện cho người thu nhập thấp.

- Nội dung thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của bộ Xây dựng và các văn bản hiện hành hoặc có thể đề xuất các tiêu chuẩn hợp lý khác tùy theo từng trường hợp cụ thể.

- Các giải pháp thiết kế phải đảm bảo phù hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế và thị trường vật liệu có sẵn tại tp.HCM.

- Chọn giải pháp lắp ghép thích hợp cho từng loại quy mô công trình.

- Tận dụng các vật liệu địa phương, tuy nhiên điều này không phải là bắt buộc, mục đích cuối cùng vẫn là giảm nhẹ chi phí nên chỉ cần chủng loại vật liệu phù hợp, đảm bảo chất lượng.

- Tận dụng các yếu tố có lợi của điều kiện khí hậu tp.HCM và vận dụng các lý thuyết sinh khí hậu vào thiết kế ở mức có thể, nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng công trình, giúp cho NTNT an tâm trong cuộc sống.

3.2.Giải pháp thiết kế 3.2.1.Chung cư

3.2.1.1.Giải pháp kiến trúc a.Mặt bằng

Sử dụng hình khối đơn giản để thuận tiện cho việc lắp ghép. Nên sử dụng mặt bằng hình chữ nhật cho từng căn hộ riêng lẻ. Hình khối kỉ hà phù hợp với kỹ thuật tiền chế - lắp ghép. Mặt bằng căn hộ phát triển theo dạng hành lang.

Hiện nay có một số tranh luận xung quanh vấn đề về diện tích tối thiểu trong căn hộ. Theo quy định của Bộ Xây Dựng thì tối thiểu là 40 m2, nhưng thực tế đã chứng minh thì căn hộ 20 m2 vẫn có chỗ đứng của nó trên thị trường. Diện tích 20 m2 có thể đáp ứng được nhu cầu ở tối thiểu của một cặp vợ chồng . Thực tế số lượng khách hàng trẻ có nhu cầu rất nhiều, là một phân khúc thị trường rất tiềm năng. Theo một khảo sát của tác giả, tuy chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp, thì số lượng người đồng tình với diện tích nhỏ như vậy chiếm khoảng 70%. Diện tích có thể nằm trong khoảng 20-35 m2. Diện tích lớn thì giá thành tăng, và như vậy là không thể phù hợp thu nhập thấp được. Bộ Xây dựng không nên áp đặt một mẫu thiết kế nhà nào cụ thể mà nên để các công ty xây dựng tự đưa ra hình thức thiết kế của mình tùy theo đặc điểm của từng công ty và dựa trên những gợi ý của Nhà nước.

Tách riêng các khu vực vệ sinh, phòng ngủ thành các modular cho thuận lợi vận chuyển và chuyên chở. Khi sản xuất, phải tích hợp các đường ống kỹ thuật vào các modular. Việc sản xuất nguyên căn hộ sẽ dễ dàng cho lắp ráp hơn nhưng chỉ phù hợp cho các căn hộ có diện tích nhỏ ( 20-25m2). Khi đó, có thể dùng xe container chuyên chở toàn khối đến công trường.

Đối với hình thức chung cư dạng hành lang thì căn hộ điển hình nên lấy theo kích thước của một phòng khách sạn chuẩn (Ngang 3.9m và dài 7.8m). Có thể tham khảo mặt bằng của các căn hộ đã được thực hiện bởi công ty Nhà Dân.

Chung cư cho người thu nhập thấp không chỉ có hình thức thấp tầng, ưu điểm của cao tầng là tăng thêm được diện tích sử dụng., nhưng loại hình này có một khó khăn là chi phí vận hành giao thông thẳng đứng ( thang máy). Tuy nhiên bài toán này không phải là khó giải quyết, có nhiều phương hướng, mà trong đó là nhà nước hỗ trợ chi phí này thông qua việc tạo điều kiện cho miễn thuế cho những hộ trong khu vực.

Do diện tích nhỏ nên việc tận dụng không gian là một ưu tiên hàng đầu trong bố trí chức năng kiến trúc. Kết hợp các vật dụng đa chức năng sẽ đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu sinh hoạt ( bàn kết hợp giường, giường kết hợp tủ áo, ghế sofa kết hợp giường, sử dụng giường tầng kết hợp bàn học ….).Tham khảo căn hộ của KTS. Singapore. Thao khảo các loại hình vật dụng của công ty Việt Nam.

b.Mặt đứng

Mặt đứng sử dụng các tấm vật liệu nhẹ có thể di chuyển trượt theo phương ngang. Đối với các khu đất mà hướng chung cư không thể quyết định theo hướng tốt thì hình thức mặt đứng không cố định sẽ làm chức năng cản bức xạ và chắn sáng. Đồng thời, việc sử dụng linh động các hình thức che chắn mặt đứng, màu sắc do người sử dụng quyết định, sẽ góp phần tạo nên bộ mặt sinh động cho hình thức chung cư lắp ghép vốn đồng nghĩa với sự buồn tẻ và đơn điệu. Việc tương tác giữa công trình và người sử dụng sẽ tạo nên mối liên hệ mật thiết đầy tính nhân sinh.

Lưu ý là màu sắc do người dân tự chọn nhưng cũng phải nằm trong khu vực màu phù hợp theo quy định của quản lý kiến trúc khu vực.

3.2.1.2.Giải pháp về công nghệ a.Vật liệu

Sử dụng vật liệu bê tông khí chưng áp cho các cấu kiện được sản xuất tại nhà máy nhằm sản nhẹ trọng lượng sản phẩm, tăng tính cách nhiệt, giảm tiêu hao năng lượng. Không sử dụng tường xây ngăn chia bên trong, chỉ có các khu vực vệ sinh, bếp thì mới sản xuất thành cấu kiện. Toàn bộ không gian còn lại để trống, đáp ứng sự linh hoạt trong nhu cầu sử dụng. Tường ngăn chia bên trong sử dụng các tấm ngăn chia linh hoạt, vừa tạo sự linh động không gian, vừa giảm nhẹ tải trọng công trình.

-Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Anh, Hoa Kỳ, và Thụy Điển là những nước đi đầu trong công nghệ lắp ghép, họ sử dụng vật liệu khung gỗ (Thụy Điển) hoặc khung sắt (Anh, Hoa Kỳ) vì Bê tông cốt thép sau một vài thử thách đã bộc lộ khuyết điểm là trọng lượng nặng, các mối nối dễ mất liên kết khi có tác động như ngoài (động đất, gió bão,…). Ở các nước trên, nguồn tài nguyên gỗ lớn và được tái tạo liên tục nên giá thành vật liệu rẻ. Còn ở Việt Nam, chỉ nói riêng ở tp.HCM thì gỗ được xem là mặt hàng cao cấp, chỉ những người giàu mới có đủ khả năng sử dụng. Do đó, có thể thấy hiện nay chưa thể sử dụng đại trà loại vật liệu này. Đề nghị sử dụng khung sườn sắt thép, kết hợp thêm vật liệu công nghệ mới (VD).

b.Công nghệ lắp ráp

-Sử dụng công nghệ bán lắp ráp, khung chịu lực chính gồm các cấu kiện chịu lực sản xuất tại nhà máy rồi lắp ráp tại công trường. Các khối căn hộ chung cư thì sản xuất theo dây chuyền , chuyên chở và lắp dựng sau.

-Nền móng : Sử dụng hệ thống móng tiết kiệm. Chi phí về móng thông thường chiếm khoảng 1/3 giá thành xây dựng, nếu tiết kiệm được khoản này thì giúp giảm gía thành khá tốt. Theo kinh nghiệm đã được kiểm chứng của công ty Tân-Nhà Rộng của KS.Nguyễn Văn Đực, có thể chia các loại móng như sau :

+ Móng đơn chung cư 5-6 tầng + Móng cọc nhỏ chung cư 5-6 tầng

+ Móng bè chung cư trên 15 tầng + Móng cọc chung cư trên 15 tầng

3.2.1.3.Giải pháp về quy họach

Chọn khu đất ở vị trí xa trung tâm, tránh các hệ thống giao thông trong đô thị, gần hệ thống đường cao tốc phục vụ viện vận chuyển cho việc vận chuyển.

3.2.1.4.Giải pháp về vận hành

Nhà nước nên hỗ trợ chi phí vận hành trong giai đoạn đầu. Số tiền đó sẽ được thu hồi bằng cách tăng thêm thời gian trả nợ vay. Ví dụ vay 10 năm trả xong nợ thì thời gian thật sự trả là 12 năm, 2 năm còn lại bù vào chi phí nhà nước bảo trợ vận hành.

3.2.2.Nhà đơn lẻ

Với tình hình thực tế hiện nay, tuy thị trường bất động sản đang đóng băng, nhưng ước mơ có một miếng đất cất nhà trong phạm vi nội thành (Q1, Q3, Q.Bình Thạnh, Q.Phú Nhuận…) vẫn vượt ngoài tầm tay NTNT. Khi mà đất đai trong đô thị hầu như không còn chỗ trống và nằm ngoài khả năng của NTNT thì với mong muốn sở hữu riêng cho mình một căn nhà mơ ước, những khu vực ngoại thành sẽ là vị trí được chọn lựa nhiều nhất. Các khu đất ngoại vi có bất lợi là giao thông để đến nơi làm việc tương đối xa ( đối với nhóm công nhân viên chức), tuy nhiên lại có thuận lợi là gần đường giao thông, dễ dàng vận chuyển cấu kiện xây dựng đến công trường. Hơn nữa, với đối tượng công nhân thì khu ngoại vi là nơi tập trung các khu công nghiệp, thuận tiện cho họ đến nơi làm việc. Còn đối với công viên chức, người buôn bán nhỏ thì việc di chuyển một quãng đường xa phục vụ công việc không là trở ngại lớn.

Loại hình nhà đơn lẻ có 2 giải pháp kiến trúc lắp ráp là theo module (Module Home) và theo bộ phận (Prefabricated Home). Theo ý kiến của người viết và khảo sát thực tế thì loại hình nhà Di động (Mobile Home ) không thể phát triển trong lĩnh vực nhà ở mang tính kiên cố.(dẫn chứng từ các công ty sản xuất). Loại hình này không phù hợp thị hiếu của người sử dụng Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung vì mang tính tạm bợ, giai đoạn, trong khi tập quán người Việt Nam lại chuộng sự ổn định và bền vững, dù thời đại có những biến đổi thì tập quán ấy không thể một sớm một chiều có

thể thay đổi theo. Nhà Di động có thể phù hợp cho loại hình nhà nghỉ hoặc khu tạm trú cho công nhân. Ở Mỹ, đa số các hộ gia đình đều có một nhà nghỉ dưỡng (Vacation House) là loại hình nhà Mobile, nhưng được xây cất ở những vị trí xa trung tâm.

Trong 2 loại hình lắp ghép trên thì hình thức module có giá thành rẻ hơn và thi công nhanh chóng hơn, nhưng khi đặt trong bối cảnh của tp.HCM thì các ưu điểm lại trở thành khuyết điểm. Do kích thước đất ở tp đa dạng, hay nói cách khác là rất phức tạp, nên không thể tiêu chuẩn hóa được các module, nếu mở rộng các loại hình kích thước thì sẽ đánh mất ưu điểm sản xuất hàng loạt, một yếu tố để tạo nên giá thành rẻ. Theo đó nên nghiên cứu lại loại hình nhà Module cho phù hợp, còn hiện tại thì lắp ráp cấu kiện là hợp lý nhất vì đáp ứng được sự đa dạng về kích thước do thực tế đem lại.

3.2.2.1.Giải pháp kiến trúc a.Mặt bằng

Hầu hết là các khu đất ở ngoại thành.(Khu ngoại vi Tân Bình, Bình Tân, Q9, Q12,Hóc Môn, Bình Chánh…). Diện tích đất nhỏ ( từ 30-100m2). Hiện nay ở thành phố cũng chưa khống chế được việc phân lô kinh doanh theo kích thước tiêu chuẩn, mà do người dân tự phát dựa trên nhu cầu giá tiền thấp và quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi chức năng. Kích thước đa dạng, nhưng tựu trung lại cũng là dãy nhà liên kế, không gian chật hẹp. Nên sử dụng mặt bằng đơn giản, có thể thêm một tầng lửng phụ trợ.

Cần thiết kết hợp việc thông thoáng chiếu sáng theo quan điểm kiến trúc sinh khí hậu, giúp giảm thiểu năng lượng để chiếu sáng, cách nhiệt, chi phí sử dụng thấp thì mới phù hợp tiêu chí nhà cho NTNT. Khi mà các tiêu chí kiến trúc bền vững còn quá xa xỉ đối với tình hình kiến trúc hiện nay thì nên tận dụng các nghiên cứu và kinh nghiệm truyền thống để giảm tải một phần tiêu hao năng lượng duy trì.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì nhà quy mô đơn lẻ nên sử dụng loại hình nhà lắp ráp theo module, giá thành sẽ rẻ hơn tuy nhiên hình thức này có một bất lợi là phụ thuộc vào thiết bị lắp ráp và hệ thống đường giao thông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)