4. Phương pháp nghiên cứu:
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh Sơn La
2.2.1. Điện năng tiêu thụ theo thời gian.
Cùng với sự gia tăng về dân số và tăng trưởng kinh tế, điện năng thương phẩm của Tỉnh Sơn La cũng tăng liên tục qua các năm. Điện thương phẩm tăng từ 83,22 Tr KWh năm 2003 lên 317,3 Tr KWh vào năm 2013, trong 10 năm tăng gấp 3.8 lần. Tình hình tiêu thụ điện năng của Sơn La giai đoạn 2003 – 2013 được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.8: Tiêu thụ điện năng và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003-2013
Năm
Điện thương phẩm (KWh)
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện (%)
Bình quân KWh/người 2003 83.221.281 157,1 2004 97.739.537 17,45 167,8 2005 115.370.565 18,04 181,7 2006 132.810.352 15,12 193,7 2007 160.150.592 20,59 220,3 2008 207.555.182 29,60 269,4 2009 244.667.514 17,88 296,8 2010 263.050.912 7,51 301,0 2011 270.097.712 2,68 288,8 2012 291.194.603 7,81 288,3 2013 317.300.054 8,96 293,6
Hình 2. 3 Biểu đồ tiêu thụ điện năng tỉnh Sơn La giai đoạn 2003-2013
Hình 2. 4 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng tỉnh Sơn La giai đoạn 2003-2013
Qua số liệu thống kê về Điện thương phẩm từ năm 2003 đến 2013 có thể nhận thấy điện năng tiêu thụ các năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng điện năng của tỉnh Sơn La lại có sự biến động tương đối lớn. Một số nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong tỷ lệ tăng trưởng Điện thương phẩm của tỉnh Sơn La đó là: thành phần sử dụng điện dân dụng, sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần; tỷ lệ thành phần công nghiệp thấp… dẫn đến trong những năm 2006- 2009 khi tiến hành xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La thì công suất cấp cho
các phụ tải trên công trường xây dựng Nhà máy lớn nên tỷ lệ tăng trưởng điện thương phẩm lớn, đến khi Nhà máy hoàn thành thì sản lượng điện thương phẩm cũng vẫn có tăng nhưng tăng rất chậm. Tốc độ tăng trưởng điện năng các năm từ 2003-2009 giữ ở mức ổn định từ 15% đến trên 20%. Tuy nhiên đến các năm sau đó tốc độ tăng trưởng có sự biến đổi không theo quy luật là do Nhà máy thủy điện Sơn La đã đến giai đoạn nghiệm thu hoàn thành nên tốc độ tăng trưởng có năm giảm xuống còn 3%.
Bảng 2.9: Tiêu thụ điện năng theo các ngành giai đoạn 2003-2013
Năm
Công nghiệp Nông nghiệp Thương mại-
Dịch vụ Dân dụng sinh hoạt Khác Tổng Tr.KWh % Tr.KWh % Tr.KWh % Tr.KWh % Tr.KWh % Tr.KWh 2003 17,84 21,4 0,15 0,18 2,51 3,01 52,45 63,02 10,27 12,34 83,22 2004 20,65 21,1 0,16 0,16 3,17 3,24 62,54 63,99 11,23 11,49 97,74 2005 24,64 21,4 0,18 0,16 4,04 3,50 73,94 64,09 12,57 10,89 115,37 2006 27,84 21,0 0,27 0,21 5,01 3,77 85,30 64,23 14,38 10,83 132,81 2007 41,56 25,9 0,33 0,21 6,03 3,77 96,93 60,52 15,30 9,56 160,15 2008 67,45 32,5 0,30 0,14 7,70 3,71 114,48 55,16 17,62 8,49 207,56 2009 80,61 32,9 0,20 0,08 7,72 3,16 136,09 55,62 20,05 8,19 244,67 2010 82,21 31,3 0,19 0,07 8,27 3,14 147,72 56,16 24,66 9,38 263,05 2011 78,31 29,0 0,75 0,28 9,08 3,36 159,28 58,97 22,68 8,40 270,10 2012 81,82 28,1 1,18 0,41 10,75 3,69 178,66 61,35 18,78 6,45 291,19 2013 83,65 26,4 1,95 0,61 11,83 3,73 198,74 62,63 21,14 6,66 317,30
Hình 2. 5 Biểu đồ tiêu thụ điện năng theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003-2013
Nhìn vào đồ thị trên, ta có thể thấy tiêu thụ điện năng của ngành dân dụng sinh hoạt và ngành công nghiệp tăng đều qua các năm. Dân dụng sinh hoạt là ngành tiêu thụ điện năng nhiều nhất với mức tăng trung bình là 147 Tr.KWh/năm sau đó đến công nghiệp ở mức 66 Tr.KWh/năm, ngành thương mại dịch vụ cũng tăng đều qua các năm nhưng mức độ tăng rất chậm. Ngành nông nghiệp tiêu thụ điện năng ít nhất và tương đối thất thường qua các năm.
Hình 2. 6 Biểu đồ về sự thay đổi tỷ trọng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2003-2013
Trong những năm đầu của giai đoạn (từ năm 2003-2006) ta có thể dễ dàng thấy
được thành phần dân dụng sinh hoạt chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần đều, nhưng tỷ trọng này theo các năm sau đó giảm dần, do sản lượng điện cung cấp cho Nhà máy thủy điện Sơn La tăng cao. Tuy tỷ trọng tiêu thụ điện năng của thành phần dân dụng sinh hoạt có giảm nhưng vẫn trên mức 50%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi nhiều lý do trong đó nguyên nhân lớn nhất là Sơn La là một tỉnh Miền núi nên nhu cầu sử dụng điện năng chủ yếu phục vụ sinh hoạt dân dụng, ngoài ra thì nguyên nhân cũng là do dân số Sơn La ngày một tăng lên nhanh chóng theo từng năm bởi lượng tăng do cơ học trung bình từ 8% đến 12% một năm cộng với một số lượng lớn sinh viên của trường đại học Tây Bắc, cao đẳng Y tế, cao đẳng Chiềng Sinh... Cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người dân có mức sống ngày càng cao, nhu cầu về sử dụng các tiện ích xã hội trong sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, lò vi sóng…v.v. Mặc dù vậy, tỷ trọng thành phần dân dụng sinh hoạt vẫn giảm trong giai đoạn 2006-2009, nguyên nhân là do tỷ trọng thành phần điện Công nghiệp tăng khi cung cấp điện cho các phụ tải phục vụ thi công trên công trường Nhà máy thủy điện Sơn La. Đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự biến động mang tính đột biến này, chính vì thế khi dự báo nhu cầu tiêu thu điện năng cũng cần phải xem xét đến các nguyên nhân, các yếu tố có tính chất khách quan để điều chỉnh những nhân tố tác động một cách hợp lý trong dự báo.
Song song với đó, tỷ trọng tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp cũng có xu hướng tăng đều qua qua các năm từ 2003-2010 và tăng đột biến vào giai đoạn 2006-2009 khi xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ trọng tiêu thụ điện năng của ngành Công nghiệp giảm, nguyên nhân chính là do Nhà máy thủy điện Sơn La đã đến giai đoạn nghiệm thu hoàn thành, các phụ tải Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La hầu như không có.
Hình 2. 7 Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo các thành phần kinh tế năm 2003 và 2013
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tiêu thụ điện năng của tỉnh Sơn La, chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và làng nghề sản xuất nhỏ…Lĩnh vực nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện chỉ giao động trong khoảng từ 0,1-1%. Nhìn chung tiêu thụ điện trong nông nghiệp tăng giảm thất thường, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Ta nhận thấy rằng tỷ trọng ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La ngày một giảm, còn tỷ trọng ngành công nghiệp lại tăng lên. Đây là kết quả của việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà nước ta hiện nay, phấn đấu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Ngành thương mại dịch vụ là thành phần có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ điện năng của toàn tỉnh Sơn La, giao động nhẹ nhưng không đáng kể, trong cả giai đoạn giao động từ 3% đến 4%. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như dịch vụ kinh doanh (tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo…); dịch vụ thông tin liên lạc (bưu chính, viễn thông, truyền hình…); dịch vụ phân phối (bán lẻ, bán buôn…); dịch vụ môi trường (vệ sinh, xử lý chất thải…); dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm…); dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; dịch vụ giáo dục; dịch vụ du lịch và lữ hành; dịch vụ giao thông vận tải và các dịch vụ khác.
Ngành khác bao gồm các hoạt động còn lại, không nằm trong bốn hoạt động kể trên. Cơ cấu tiêu thụ điện ngành khác có xu hướng giảm qua các năm ở mức
12.34% vào năm 2003 xuống 6.6% vào năm 2013.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương II trình bày khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổng quan về nhu cầu điện năng của tỉnh Sơn La giai đoạn 2003-2013. Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ điện năng, khi nền kinh tế nói chung và năm ngành kinh tế của tỉnh Sơn La nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu điện năng càng nhiều điều này góp phần gây áp lực cho ngành điện, cũng như các vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững. Việc phân bổ điện năng cho các ngành trong nền kinh tế sẽ phần nào đảm bảo nhu cầu điện năng cho toàn xã hội, hạn chế sự mất cân bằng cung - cầu điện năng.
Việc tiến hành dự báo nhu cầu điện năng cho tỉnh Sơn La là cấp thiết để đưa ra các kế hoạch phân bổ điện năng hợp lý. Trong đó quan trọng là phải lựa chọn được phương pháp phù hợp để dự báo một cách hiệu quả nhất nhu cầu tiêu thụ điện năng giai đoạn 2015-2025. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương III.
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CHO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2014 – 2025
3.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
Thực trạng tiêu thụ điện năng của Tỉnh Sơn La cho thấy nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng giảm thất thường. Do đó, cần có những kế hoạch, định hướng nhằm đảm bảm cung - cầu điện năng, giảm thiểu tình trạng thiếu điện gây gián đoạn trong sản xuất. Để có cơ sở cho những kế hoạch này thì yêu cầu cấp thiết là phải thực hiện dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng của Tỉnh Sơn La.
Có rất nhiều cách tiếp cận để tính toán dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng như đã giới thiệu ở chương 1: phương pháp trực tiếp, phương pháp chuyên gia, phương pháp đa hồi quy... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Việc ứng dụng phương pháp nào cho phù hợp với thực tiễn ở nước ta là rất quan trọng. Từ các đặc điểm của những phương pháp trên (đã nêu ở chương 1), cho thấy sử dụng mô hình đa hồi quy là một lựa chọn phù hợp để dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng cho Tỉnh Sơn La giai đoạn 2014-2025, điều này được lý giải bởi những lý do sau:
Trước hết, mô hình này đòi hỏi tập mẫu số liệu nghiên cứu đủ lớn mà các số liệu này hoàn toàn có thể thu thập được ở Tổng cục thống kê, các báo cáo, quy hoạch ... Trong phạm vi đồ án này, số liệu phân tích dự báo được tiến hành thư thập trong vòng 18 năm từ 1995-2013.
Thứ hai, sử dụng phương pháp đa hồi quy dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dựa trên những mối liên hệ giữa GDP, giá điện năng của ngành,...với điện năng tiêu thụ sẽ đem lại kết quả chính xác thông qua các kiểm định và mức độ phù hợp của mô hình.
Thứ 3, phương pháp đa hồi quy cũng được sử dụng khá phổ biến. Trong Đề án quy hoạch phát triển Điện lực của các tỉnh, thành phố, quận, huyện như Tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh, Quận Thanh Xuân, Hà Đông..., Viện Khoa học và Năng lượng cũng sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng đến năm 2015, năm 2020.
3.2 MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CHO TỈNH SƠN LA TRONG GIAIĐOẠN DỰ BÁO ĐOẠN DỰ BÁO
3.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của TỉnhSơn La Sơn La
Từ tình hình phát triển và thực trạng tiêu thụ điện năng của Tỉnh Sơn La thì nhu cầu tiêu thụ điện năng của tỉnh chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Xu hướng phát triển kinh tế xã hội: Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế thế giới và nước ta có những biến động khá lớn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta nói chung và đến Tỉnh Sơn La nói riêng. Tuy nhiên, nhờ những chính sách hợp lý của Chính phủ nên nền kinh tế của tỉnh cũng đã dần ổn định và hứa hẹn một giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ hơn. Khi các nhóm ngành phát triển thì sản lượng sẽ tăng lên, sử dụng thêm nhiều máy móc, thiết bị có công nghệ cao và kèm theo đó thì mức độ tiêu thụ điện năng của ngành cũng tăng lên.
- Dân số của toàn tỉnh: Khi dân số của tỉnh tăng thì nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng tăng lên.
- Chính sách giá điện: Trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, Việt Nam đang đương đầu với những thách thức to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1995-2013, chính sách giá điện có những thay đổi rõ rệt, nhằm đưa ra biểu giá điện hợp lý để giảm việc tiêu thụ điện năng và có ý thức hơn trong việc tiêu thụ điện. Khi giá điện tăng lên thì nhân dân sẽ có ý thức trong việc sử dụng điện và biết tiết kiệm hơn để giảm nhu cầu tiêu thụ điện năng.
- Tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp: là tỷ lệ đưa máy móc, thiết bị vào sản xuất trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Ngày nay, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nên việc áp dụng máy móc thiết bị trong sản xuất của ngành ngày càng tăng. Khi sử dụng máy móc tăng dẫn đến làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhưng trên thực tế, nhưng máy móc thiết bị đưa vào trong sản xuất của ngành đa số sử dung những nguồn năng lượng khác như xăng, dầu... còn điện năng chủ yếu phục vụ cho các trạm bơm, tưới tiêu. Do đó, tỷ lệ có giới hóa không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của ngành.
Biến sử dụng đưa vào mô hình đa hồi quy:
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của Tỉnh Sơn La đều có thể chọn làm biến để xây dựng mô hình. Nhưng do biến tỷ lệ cơ giới hóa nông
nghiệp ít ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của ngành, nên không thể đưa đồng thời cả hai biến này vào mô hình đa hồi quy.
Vì vậy, lựa chọn biến sau để đưa vào để xây dựng mô hình:
- Nhu cầu tiêu thụ điện năng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Tổng sản phẩm quốc nội GDP của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản - Giá điện năng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Dân số của toàn tỉnh
3.2.2 Phân tích mô hình dự báo
Dựa vào bảng các giá trị các mẫu quan sát của các biến đầu vào: điện năng tiêu thụ của từng ngành và những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng như GDP và giá điện năng của từng ngành để thiết lập nên hàm dự báo A = f(GDP, P,...) theo phương pháp thống kê thông dụng.
+ Nhu cầu điện năng cho ngành Công Nghiệp: Acn = f(GDPcn, Pcn, Acn-năm trước)
Trong đó:
GDPcn: Tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp Pcn: Giá điện cho ngành công nghiệp
Acn-năm trước: Điện năng tiêu thụ cho ngành công nghiệp năm trước + Nhu cầu điện năng cho Dân dụng Sinh hoạt:
Ash = f(GDP,Psh, DS, Ash-năm trước)
Trong đó:
GDP: Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh Sơn La Psh: Giá điện cho nhu cầu sinh hoạt
DS: Dân số của Tỉnh Sơn La
Ash-năm trước: Điện năng tiêu thụ cho nhu cầu sinh hoạt năm trước + Nhu cầu điện năng cho ngành Thương mại - dịch vụ:
Atm = f(GDPtm,Ptm, Atm-năm trước)
Trong đó:
GDPtm: Tổng sản phẩm quốc nội của ngành thương mại - dịch vụ Ptm: Giá điện cho ngành thương mại - dịch vụ
Atm-năm trước: Điện năng tiêu thụ cho ngành thương mại dịch vụ năm trước + Nhu cầu điện năng cho ngành Nông, lâm và thuỷ sản:
Anlnn = f(GDPnn,Pnn, Ann-năm trước)
Trong đó:
GDPnn: Tổng sản phẩm quốc nội của ngành nông lâm ngư nghiệp