Số phận của những con người gắn cuộc đời mình với biển xưa nay là vậy. Giữa cái sống và chết chỉ là ranh giới mỏng manh. Cơn bão số 1 vừa qua, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm con người, đa phần là những ngư dân dày dạn kinh nghiệm với biển khơi.
đầy rủi ro, bất trắc, nhưng không vì thế mà con người quay lưng với biển. đại dương bao la vẫn là nguồn tài nguyên quý giá cần thiết và hấp dẫn con người. Sau những thảm nạn trên biển, những ngư phủ còn sống sót vẫn dong thuyền ra khơi. Rồi những thế hệ kế tiếp của các làng chài vẫn nối nghiệp cha ông, lấy biển làm kế mưu sinh từ đời này sang đời khác. Biển có lúc hung dữ là vậy nhưng chưa bao giờ khuất phục được con người.
Việt Nam là quốc gia có hơn 3.200 km bờ biển, riêng Quảng Nam bờ biển có chiều dài hơn 125 km. Kinh tế biển nói chung, trong đó có nghề đánh bắt hải sản là chiến lược kinh tế của quốc gia và của địa
55 phương. Nguồn lợi lớn của biển cả đã và vẫn cần tiếp tục khai thác để nuôi sống hàng triệu người và làm giàu cho đất nước.
Vậy nhưng, sau tai họa bất thường từ cơn bão Chanchu, nhiều người đã nghĩ đến chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân. Tấm lòng đối với đồng bào gặp nạn của những nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với cư dân vùng biển là điều rất đáng trân trọng, nhưng bình tâm mà suy nghĩ, thật không dễ và có lẽ, cũng cần thận trọng hơn. Nghề biển đầy nguy hiểm và gian nan vất vả, nhưng các làng chài Quảng Nam lâu nay, không dựa vào biển thì biết lấy gì làm kế sinh nhai? Ở những vùng cát trắng, diện tắch đất có thể canh tác rất hiếm hoi, làm sao có thể nuôi sống hàng nghìn gia đình bằng nông nghiệp? Còn các nghề khác, chẳng hạn: nghề thủ công, buôn bán cũng chỉ giải quyết số ắt lao động trong vùng. Riêng các công việc liên quan đến hậu cần nghề biển (có khả năng phù hợp và gần gũi với ngư dân) như đóng sửa tàu thuyền, làm mắm, đan lưới,... thì rõ ràng, muốn tồn tại, phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động thì lại liên quan mật thiết với những chuyến ra khơi.
Thế đấy. Biển vẫn cần con người và cư dân vùng biển vẫn cần đến biển. Không thể khác hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để thế hệ chủ nhân của biển trong tương lai không chỉ là những "kình ngư" dày dạn kinh nghiệm với biển khơi, mà phải được trang bị đầy đủ tri thức cần thiết để chủ động đối phó với những thay đổi bất thường của thời tiết và khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách hiệu quả nhất. Làm sao để ngư dân trở thành công nhân trên biển. Nghĩa là việc tổ chức đánh bắt xa bờ phải được thực hiện theo một quy trình đồng bộ như trong một nhà máy công nghiệp hiện đại. "Công nhân" biển trong một
chuyến ra khơi, ngoài kinh nghiệm, tri thức khoa học, tàu bè, ngư lưới cụ hiện đại còn phải đặt dưới sự chỉ huy đồng bộ, thông suốt từ phắa đất liền. Chỉ có thế, mới hạn chế thấp nhất những rủi ro trên biển, và câu ca buồn về số phận của những đời người gắn liền với sông nước mới không trở thành định mệnh của đại bộ phận ngư dân!