Sự đặc trưng trong quan niệm truyền thống về biển của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu biệt thự hoa biển - luận văn trang trí nội thất (Trang 56)

thế kỷ 21, kinh tế Trung Quốc hoà nhập toàn diện vào thế giới, sự dựa vào biển ngày càng lớn.

1.3.1. Sự đặc trưng trong quan niệm truyền thống về biển của Trung Quốc. Trung Quốc.

Trong việc tiếp xúc lâu dài với biển, các cư dân ven biển thời Trung Quốc cổ đại đã có những nhận thức ban đầu về biển, trên cơ sở đó hình thành quan niệm về biển rất sớm, với tư các là một bộ phận tố thành của nền văn minh cổ đại Trung Hoa, quan niệm truyền thống về biển thể hiện rõ nét đặc sắc phương đông.

Biển và đất liền là đặc trưng cơ bản về vị trắ địa lý của Trung Quốc, cũng là ưu thế địa lý lớn nhất của Trung Quốc, nhưng vào thời cổ đại, ở mức độ rất lớn, biển là một sự ngăn cách về địa lý, cuối cùng Trung Quốc hình thành quan niệm địa lý mới; mối đe doạ đến từ đất liền Tây Bắc cuối cùng là tiêu điểm chú ý của các thời đại.

đặc trưng của cuộc đấu tranh địa lý này khiến cho tổ tiên của chúng ta hình thành khuynh hướng chắnh sách coi trọng đất liền, coi nhẹ biển; bên cạnh điều kiện tự nhiên ưu việt, nguồn của cải phong phú cũng như từ đó cảm giác thiên triều thượng quốc nảy sinh đều đã làm gay gắt thêm khuynh hướng về biển ở Trung Quốc, hơn nữa khuynh hướng này rất dễ là một quán tắnh lịch sử kéo dài liên tục.

đúng như một nhà Hán học người Mỹ cho rằng "nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh đại lục kiểu hướng nội khác với nền văn minh biển mang tắnh mở cửa, là một nền văn minh chắnh trị quan liêu, nông nghiệp ngưng trệ, tinh thần chiết trung và đầy sự thoả hiệp".

Kết quả tất yếu mang tắnh khuynh hướng này là không quan tâm đến sự tồn tại của biển, sự bên lề về quan niệm biển đã quyết định nó rất khó lọt vào tầm mắt của các nhà cầm quyền, cũng không thể nâng lên tầm chiến lược quốc gia, chỉ có thể là sự tồn tại vụn vặt.

Tuy Trung Quốc có sự nhìn xa trông rộng "muốn đất nước giàu có, hùng mạnh, không thể coi nhẹ biển, của cải từ biển mà ra, rủi ro cũng

57

từ biển mà đến", nhưng lại thiếu sự kinh doanh lâu dài đối với biển, đừng nói gì đến việc theo đuổi đối với quyền lực trên biển cũng như có những đảm bảo tương ứng về thể chế.

Cơ cấu xã hội tri thức, nông dân, doanh nhân coi doanh nhân ở tận đáy của xã hội, việc xây dựng hệ thống quan chức hùng mạnh càng khiến doanh nhân không có cơ hội được nâng lên vị thế nhà cầm quyền; các nhà cầm quyền bao đời nay đều theo khuynh hướng đánh đồng việc coi trọng nông dân với kiềm chế doanh nhân, điều này đã hạn chế việc phát triển của biển lấy buôn bán làm gốc, chắnh sách cấm biển gay gắt đã kiềm chế xu thế kinh tế biển tư nhân, xuyên tạc sự phát triển bình thường của quan niệm về biển.

Ông tổ của thuyết quyền lực trên biển cận đại cho biết "xưa nay, số đông người theo đuổi ngành nghề liên quan đến biển là nhân tố quan trọng của quyền lợi về biển". Không có sức mạnh biển tư nhân lớn mạnh là nền tảng, "một ông vua độc tài có thể xây dựng nên một sức mạnh trên biển mang tắnh quân sự thuần tuý v.v..., nhưng kinh nghiệm cho thấy hải quân của ông vua này giống như cây không có rễ".

Chịu sự hạn chế của tư duy nông nghiệp truyền thống, quan niệm biển truyền thống có khuynh hướng nhất nguyên rất mạnh, thể hiện ngày càng nhiều ở sự nhận thức về biển đó là tập trung vào "những lợi ắch của sản vật biển, coi trọng cá và muối", "dựa vào biển để sống, coi biển là đồng ruộng" v.v... Trên thực tế, những điều này là sự tiếp diễn của nông nghiệp, hơn nữa đã bỏ qua sự mở cửa và tắnh thương mại quan trọng nhất mà bản thân biển đều có.

Về khuynh hướng chắnh sách, nhưng kẻ thống trị phong kiến có lợi ắch chắnh trị hẹp hòi, một mặt thực hiện chắnh sách cấm trao đổi thương mại với bên ngoài; mặt khác lại đẩy mạnh thương mại triều cống, điều này trái với quy luật kinh tế, thực hiện nguyên tắc "không trao đổi buôn bán mà chỉ cống nạp", sẽ tách rời "buôn bán" và "cống nạp". Chắnh sách đối ngoại này chỉ nói đến chắnh trị mà không tắnh đến giá thành, điều đó đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển thương mại đối ngoại của nhà nước, rốt cuộc là trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chắnh của triều đại Minh, cuối cùng khó có thể tiếp tục.

Ý thức biển truyền thống là hoà bình, không phải là coi việc cướp bóc của cải, chiếm lĩnh lãnh thổ, khai thác vùng đất ven biển là mục đắch. Lý Ước Sát bình luận: "Các nhà hàng hải phương đông người Trung Quốc ôn hoà, quên thù cũ, khẳng khái, không đe doạ sự sinh tồn của

58 người khác; họ được trang bị đầy đủ vũ khắ, lại không chinh phục các dân tộc khác, cũng không xây dựng doanh trại".

Tuy quy mô và trình độ kỹ thuật của hạm đội Trịnh Hoà khi đó hoàn toàn có khả năng đi chinh phạt, nhưng hạm đội này đã thực hiện chắnh sách ngoại giao hoà bình "bên trong giữ yên Trung Hoa, bên ngoài vỗ về, cùng hưởng thái bình". Hạm đội này còn thông qua các biện pháp để hoà giải, làm dịu những mâu thuẫn giữa các nước Á Phi lúc đó, đồng thời tấn công hải tặc, bảo vệ an toàn giao thông trên biển, tìm cách thiết lập môi trường quốc tế ổn định lâu dài để đề cao uy tắn và tiếng tăm trên trường quốc tế của thời nhà Minh.

Dưới sự chỉ dẫn của quan niệm biển này, triều đình Minh Thanh thực hiện chắnh sách co lại, thậm chắ bế quan toà cảng, khiến Trung Quốc nhiều lần mất đi cơ hội phát triển, cuối cùng lạc hậu so với trào lưu phát triển của thế giới, rơi vào cảnh khó khăn.

1.3.2. Sự phát triển trong quan niệm về biển thời cận đại Trung Quốc - những thay đổi mang tắnh bị động.

Một phần của tài liệu biệt thự hoa biển - luận văn trang trí nội thất (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)