Thu thập bằng chứng kiểm toán trong kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính”. (Trang 28 - 31)

Đây là giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, thường vào lúc kết thúc thời gian làm việc tại công ty khách hàng, kiểm toán viên thu thập các bằng chứng về:

- Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn: Nợ ngoài ý muốn là các khoản nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú. Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này là đúng đắn. Các phương pháp áp dụng:

+ Phỏng vấn ban giám đốc về các khoản nợ ngoài ý muốn chưa ghi sổ. + Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên xem lại các báo cáo năm hiện hành và báo cáo các năm trước, các biến động của doanh nghiệp.

+ Xác nhận: Các thư xác nhận được gửi tới các luật sư cung cấp dịch vụ cho khách hàng về các khoản nợ ngoài ý muốn, xác nhận của ngân hàng về các phiếu nợ phải thu đựoc chiết khấu hay sự bảo lãnh vay…

+ Phân tích tính hợp lý của phí tổn pháp lý trong ký kiểm toán.

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ: Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối tài sản để xác định mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ, sự kiện này đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các kỹ thuật thường được sử dụng:

+ Phỏng vấn ban quản trị: Phỏng vấn ban quản trị về các cam kết, các thay đổi đáng kể về tài sản, thay đổi trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên sẽ xem xét các báo cáo nội bộ được thành lập sau ngày lập bảng cân đối kế toán.

+ Xác nhận.

- Đánh giá lại kết quả: Kiẻm toán viên thực hiện thủ tục phân tích lần cuối để xem xét tính hợp lý. Mọi diễn biến bất thường của thông tin so với số liệu của đơn vị, số liệu kế hoạch, số bình quân ngành, các thông tin tài chính khác …Nếu có dấu hiệu bất thường thì kiểm toán viên cần xem xét lại ý kiến của mình, nếu không có thể lập báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại theo các khía cạnh sau: + Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng.

+ Sự khai báo trên báo cáo tài chính. + Rà soát lại các tài liệu.

+ Sự soát xét độc lập.

- Phát hành báo cáo kiểm toán: Cuối cùng kiểm toán viên công bố báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán hoặc trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính nói chung, hoặc lời xác nhận cho biết không thể trình bày quan điểm, khi đó phải có lý do.

Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, hãng kiểm toán phát hành thư quản lý với mục đích tư vấn những thiếu xót trong công tác quản lý tài chính kế toán của khách hàng.

KẾT LUẬN

Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để tạo niềm tin cho các đối tượng sử dụng thông tin thì kiểm toán viên phải đưa ra được ý kiến trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Muốn vậy trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định đúng và đủ số lượng bằng chứng cần thu thập và phải vận dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách hợp lý.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty kiểm toán phải cạnh tranh với nhau ngày một gay gắt. Trong điều kiện đó, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung và sự phát triển cũng như uy tín của công ty kiểm toán nói riêng. Vì vậy việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng được áp dụng phải được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình tìm hiểu về đề tài đã giúp em nâng cao được nhận thức của bản thân cũng như hiểu sâu hơn về những kiến thức đã được học ở trường.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự tham gia góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Mạnh Dũng đã giúp em hoàn thành đề án này!

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính”. (Trang 28 - 31)