Đây là giai đoạn thứ hai của cuộc kiểm toán tài chính. Trong giai đoạn nay, kiểm toán viên thực hiện thu thập các bằng chứng kiểm toán, căn cứ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được xây dựng.
Kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng kiểm toán về:
- Thủ tục kiểm soát: Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng là hữu hiệu thì kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng bằng chứng kiểm toán. Các trắc nghiệm đạt yêu cầu thường được thực hiện tách biệt nhưng để có hiệu quả chúng thường được thực hiện với trắc nghiệm độ vững chãi. Để thực hiện các thủ tục kiểm soát kiểm toán viên thực hiện đồng thời các thủ tục phân tích như: Phỏng vấn, điều tra, quan sát, đánh giá, kiểm tra các tài liệu liên quan và tính toán lại.
- Thủ tục phân tích: Thủ tục này đòi hỏi sự phán đoán của kiểm toán viên. Bao gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn phát triển mô hình.
+Xem xét tính độc lập của các dữ liệu.
+ Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ. + Phân tích nguyên nhân chênh lệch.
+ Xem xét các phát hiện qua kiểm toán.
- Thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiét số dư và nghiệp vụ là công đoạn cuối cùng của giai đoạn thực hiện kiểm toán. Thủ tục này được tiến hành theo các bước sau:
+ Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Đầu tiên, kiểm toán viên xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành lựa chọn các
khoản mục trong tổng thể.
+ Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục trong tổng số hoặc một nhóm các khoản mục.
+ Lựa chọn các khoản mục chính: Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách điều tra các khoản mục chính.
+ Thực hiện kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn. + Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết.
+ Xử lý chênh lệch kiểm toán.