NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 35 - 45)

TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển hơn nữa, trong thời gian tới, theo em một số giải pháp sau đây sẽ đáp ứng được phần nào yêu cầu vừa nêu và trước mắt cũng như lâu dài hạn chế, tiến tới xóa bỏ hẳn những tồn tại và vướng mắc trong việc phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta hiện nay.

Một là, giải pháp về đất đai:

Đất đai là vấn đề đang nổi cộm đối với sự phát triển của các trang trại không phải chỉ vì vai trò và tầm quan trọng của nó đối với quá trình hình thành và phát triển của các trang trại mà còn vì hiện nay xử lý vấn đề đất đai trong nông nghiệp nói chung và đất đai cho trang trại nói riêng ở các địa phương còn nhiều điều bất cập.

Trong thời gian tới cần triệt để giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần hoàn chỉnh quy hoạch đất đai theo các vùng cơ bản của cả nước, của các địa phương của các vùng để làm cơ sở cho chính quyền các cấp giao đất cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân lâu dài và ổn định.

Đây là việc làm hết sức cần thiết vì có nhận được sự giao đất lâu dài và ổn định thì các trang trại mới yên tâm sản xuất và kinh doanh.

Thứ hai, tập trung đất đai và quy định mức hạn điền cần được thực hiện nhất là ở các vùng trung du, đồi núi trọc, vùng có nhiều đất hoang hoá. Các hộ nông dân cần được tập trung, tích tụ đất đến một mức nhất định mới có thể phát triển kinh tế trang trại vì vậy việc tập trung tích tụ đất là cần thiết cho cả quá trình sử dụng đất hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên việc tập trung đất cũng cần phải tiến hành thận trọng, nhất là ở các vùng đồng bằng nơi đất chật, người đông, việc tập trung đất cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng tự phát.

Việc tập trung, tích tụ ruộng đất này cũng sẽ giúp giảm bớt và khắc phục dần tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư sản xuất.

Thứ 3, cần tiếp tục giao đất, thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất và khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các trang trại.

Thực hiện tốt điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ đất ở trên.

Mặc dù, Chính phủ đã có những quan điểm chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này qua Nghị quyết số 03/2000 nhưng tình trạng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất lâu dài cho trang trại sử dụng cản trở việc chuyển nhượng, thừa kế, mua bán,... ở một số địa phương vẫn còn diễn ra do thói quen hành chính và triển khai chậm chạp ở các địa phương gây nên tình trạng người dân chưa thật yên tâm đầu tư vào sản xuất. Đề nghị trong thời gian tới các địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định của Chính phủ đã đề ra.

Thứ 4, hiện nay quỹ đất chưa được giao ở các địa phương còn rất lớn, bình quân chung 30%, cá biệt có những tỉnh tỷ lệ này là trên 50%, nên trong thời gian tới chúng ta cần phải phân loại và phân hạng đất để có cách sử lý thoả đáng. Diện tích đất nhận thầu, nhận của nông, lâm trường, nhận theo chủ dự án cần có cách xử lý giải quyết khác nhau.

Thời gian nhận thầu khoán cũng cần phải có thời gian khá dài để các trang trại yên tâm đầu tư vốn, kỹ thuật vào sản xuất, chế độ hợp đồng, bảo hộ cũng cần phải được thực hiện đúng theo quy định pháp lý hiện hành.

Hai là, giải pháp về vốn:

Vốn là nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trang trại, muốn có đủ lượng vốn sản xuất, các trang trại cần phải huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên hiện nay phần lớn các trang trại dựa vào vốn tự có, lượng vốn vay còn nhỏ, trong đó lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng của Nhà nước còn nhỏ hơn nhiều. Trong khi đó nhu cầu về vốn của trang trại lại rất lớn. Đó là thực tế đáng buồn xảy ra ở các địa phương nước ta hiện nay.

Trong thời gian tới, chúng ta cần giải quyết tốt những vấn đề chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về phía Nhà nước mà đại diện là các Ngân hàng và tổ chức tín dụng có nhiệm vụ và khả năng cho các trang trại vay vốn.

- Nhà nước cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang trại, nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng các công trình như thuỷ lợi, giao thông, điện, cơ sở chế biến,... để khuyến khích việc sản xuất phát triển, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Điều này Chính phủ đã có ý định, tuy nhiên chưa thể thực hiện hoàn toàn ngay được vì nhiều lý do khác nhau.

- Vấn đề cho vay và thời hạn vay cũng cần phải quan tâm nhiều.

Như chúng ta đã biết, trong nông nghiệp, chu kỳ sản xuất và kinh doanh kéo dài, nhất là ở các trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. Cho nên thời hạn cho vay mà các ngân hàng cần đề ra cũng phải dài, phù hợp với chu kỳ thu hoạch của các trang trại, có thể cho vay trước khi trang trại bắt tay vào sản xuất để họ có thể mua tư liệu sản xuất, cây, con giống,... Thời hạn cho vay cần được đặc biệt quan tâm đối với những trang trại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại thực hiện theo tiến độ của việc đầu tư.

Vấn đề thủ tục cho vay vốn cũng cần được điều chỉnh trong thời gian tới, hiện nay thủ tục để có được một lượng vốn vay ở các địa phương rất phức tạp, qua quá nhiều cơ quan, ban ngành, chi phí cho công việc này quá cao, đấy là chưa kể đến tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, nhân viên ở các Ngân hàng, gây không ít phiền hà cho nhân dân.

Nên chăng, Nhà nước cần giảm bớt thủ tục cho vay vốn ở các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, đấu tranh, loại bỏ tình trạng lạnh nhạt, hạch sách của một số cán bộ, nhân viên ngân hàng,... giảm bớt số thu lệ phí, các loại phí ở các địa phương tạo cảm giác hứng khởi và mong muốn được vay vốn của Nhà nước.

- Vấn đề lãi suất.

Lãi suất ở các ngân hàng cho vay hiện nay còn khá cao mặc dù đã có nhiều cải thiện trong thời gian vừa qua, nên trong thời gian tới cần điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của sản xuất nông nghiệp tuỳ theo khả năng của từng ngân hàng.

Việc thực hiện lãi suất theo quy định ở một số địa phương vẫn còn nhiều điều chưa đúng, nhất là ở cấp xã và thôn, cần nhanh chóng xóa bỏ tình trạng này.

Ngoài ra thì việc Nhà nước ta quy định lãi suất trần cũng tạo ra phần nào sự không linh hoạt của các Ngân hàng thương mại, cần xem xét và điều chỉnh.

- Vấn đề thế chấp.

Vấn đề này đã được quy định rất rõ tại Nghị định số 178/1999/ND-CP ngày 29/12/1999 về việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp và Quyết định số 67/1999/QĐ-UB ngày 30/3/1999 về việc vay vốn không cần thế chấp, thể hiện rõ sự ưu ái của Nhà nước trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên thời gian tới, Nhà nước cần nới lỏng hơn nữa những quy định này, đáp ứng rộng rãi nhu cầu vay vốn của dân cư.

Thứ hai, về phía chủ trang trại.

Cần đào tạo kiến thức về hạch toán kinh doanh để các trang trại sử dụng có hiệu quả hơn nữa lượng vốn hiện có và vốn vay. Đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, cần khuyến khích sự đầu tư vào kinh tế trang trại trong nông nghiệp của mọi thành phần kinh tế nhất là các nhà đầu tư ở thành phố, tỉnh khác - những nơi có điều kiện về vốn, khoa học công nghệ và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trang trại ở những vùng có nhiều tiềm năng mở rộng quỹ đất như trung du, miền núi và ven biển, góp phần phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực này.

Bà là, giải pháp về thị trường

Làm tốt vấn đề thị trường cho cả đầu vào và đầu ra của trang trại là vấn đề thực sự cần thiết, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay thị trường đã và đang là vấn đề gây nhiều ách tắc, gây khó khăn cho các trang trại.

Để giải quyết triệt để tình trạng này, trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt các công việc sau đây:

Thứ nhất, cung ứng thị trường các yếu tố sản xuất, đầu vào đầy đủ, với giá cả hợp lý và hệ thống thông tin thông suốt.

Nhà nước cần thông qua hệ thống ngân hàng, hệ thống các doanh nghiệp thương mại để định hướng cung ứng tiền vốn, vật tư đầu vào theo hướng có lợi

hợp lý cho kinh tế trang trại khi mà hiện nay các nguồn cung ứng đầu vào đã được phát triển rộng khắp nhưng còn tự phát và lộn xộn về cả giá cả và chất lượng. Trong thời gian tới Nhà nước cần phải thực hiện và thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất. Các cơ quan kiểm định, quản lý thị trường ở Trung ương và địa phương cần hoạt động tốt, tránh những hậu quả mà trang trại có thể phải nhận khi Nhà nước thả nổi thị trường này.

Hệ thống thông tin về thị trường cũng cần được cung cấp đầy đủ thông qua các tổ chức, hiệp hội, các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương giúp trang trại nắm rõ nhất những thông tin cần thiết về việc sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ hai, về thị trường sản phẩm đầu ra.

Trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển các vùng chuyên môn hoá sản xuất với khối lượng hàng hoá nông sản lớn được sản xuất ra.

Ở các vùng này, Nhà nước cần đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản để thu hút sản phẩm nguyên liệu của kinh tế trang trại.

Củng cố, mở rộng các kênh lưu thông, không ngừng phát triển các kênh lưu thông này, các doanh nghiệp, thương nghiệp Nhà nước cần tồn tại cần liên kết với các thành phần kinh tế khác để làm tốt công tác và nhiệm vụ của mình. Bám sát thị trường, giải quyết đầu ra, đầu vào cho kinh tế trang trại và nông dân có lực lượng dữ trữ về nông sản để can thiệp vào trang trại khi cần thiết.

Cần thúc đẩy và hình thành quá trình kinh doanh hợp tác. Việc vận dụng hình thức hợp tác nào là tuỳ thuộc vào lợi ích và sự tự nguyện của nông dân, thông qua kinh tế hợp tác nhằm thực hiện tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư cho trang trại.

Khuyến khích những người có vốn, có kinh nghiệm và khả năng kinh doanh đầu tư hoặc hợp tác liên doanh phát triển hoạt động đầu ra của trang trại.

Quan tâm đến vấn đề thị trường đầu ra của kinh tế trang trại, trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm giúp trang trại có lợi nhất khi bán sản phẩm của mình, gần đây nhất là Nghị quyết của Chính phủ số 03/2000- NQ-CP trong đó quy định rõ:

Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông sản, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.

Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội trợ triển lãm trong và ngoài nước.

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của các trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

Tuy vậy, theo em trong thời gian tới Nhà nước cũng cần làm các chính sách bảo hộ, bảo hiểm đối với nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, nhằm giảm bớt những mất mát cho các trang trại khi không may gặp rủi ro thiên tai hoặc biến động bất thường trên thị trường trong nước và quốc tế. Tránh tình trạng như hiện nay đó là giá cà phê nguyên liệu xuống mức thấp kỷ lục gây thiệt hại cực lớn cho người sản xuất ở nước ta.

Việc khuyến khích phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghệ sinh học, chế biến, bảo quản cũng góp phần quan trọng và việc hoàn thiện thị trường sản phẩm đầu ra của trang trại.

Bốn là, giải pháp về khoa học và công nghệ

Giải quyết tốt vấn đề khoa học và công nghệ cho các trang trại là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Theo em, trong thời gian tới chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau đây: Đầu tư thoả đáng từ ngân sách cho việc phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra bộ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng trong cả nước.

Khuyến khích các hình thức liên kết trong cả nước về khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho các trang trại ứng dụng và phát triển.

Có chính sách thoả đáng nhằm khuyến khích các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống cây con thích hợp, thực hiện tốt chuyển giao khoa học và công nghệ.

Chính quyền địa phương cần có sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, khuyến khích các trang trại phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Năm là, giải pháp về thuế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế hiện nay cũng là một loại công cụ nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Nhà nước cần có sự ưu đãi về thuế cho loại hình sản xuất kinh doanh mới mẻ này. Một mặt bảo đảm sự công bằng xã hội, mặt khác vẫn bảo đảm khuyến khích các trang trại phát triển sản xuất.

Thứ nhất, về thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Hiện nay, mức thuế suất chuyển quyền sử dụng đất là 10% còn cao khiến cho các hoạt động phi pháp trong việc này vẫn diễn ra, gây thất thu lớn. Nên chăng trong những năm tới Nhà nước cần giảm thuế suất này và quản lý việc chuyển nhượng đất chặt chẽ hơn nữa.

Thứ hai, mức thuế quy định đối với phần vượt mức hạn điền.

Chúng ta cần quy định rõ về các mức thuế này và nếu có thể thì giảm hơn nữa, có chế độ ưu tiên với những vùng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá.

Thứ ba, về thuế giá trị gia tăng qua chế biến nông sản với các trang trại hiện nay là 10% là cao đối với loại hình sản xuất kinh doanh này.

Thứ tư, thuế thu nhập của trang trại.

Phần thuế thu nhập của trang trại có nhiều điều cần suy nghĩ. Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã có nhiều quy định về vấn đề này đó là thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại ở các vùng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi, đàm

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 35 - 45)