XU HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠ

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 32 - 35)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Theo em, muốn có những giải pháp tốt cho việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại chúng ta không thể không xem xét đến xu hướng hình thành và phát triển của nó. Xu hướng hình thành và phát triển sẽ cho chúng ta những thông tin định hình về những trang trại mới sẽ được hình thành và sự phát triển của những trang trại hiện có, kết hợp với những điều chúng ta đã phân tích ở trên sẽ giúp chúng ta có được những thông tin cần thiết.

Hiện nay và trong thời gian tới, các trang trại nước ta đã được hình thành và sẽ tiếp tục hình thành từ các hướng chủ yếu sau đây:

- Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa phương được giao đất nông, lâm, thuỷ sản với quy mô đủ lớn lập trang trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.

- Các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua nhận chuyển nhượng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau có quy mô ruộng đất đủ lớn. Một số hộ nông dân khác lại thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền địa phương dưới hình thức nhận thầu.

- Một số công nhân, viên chức bộ đội, công an về hưu hay phục viên trở về địa phương có vấn và khả năng sản xuất hàng hoá trên quy mô ruộng đất. Một số khác chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản hình thành nên các trang trại.

- Một số ít người ở thành thị về nông thôn lập trang trại. Hướng hình thành ở các vùng cũng sẽ có sự khác nhau.

- Ở đồng bằng sông Hồng, diện tích ruộng đất ít, việc hình thành các trang trại ở đây sẽ diễn ra chậm chạp và sẽ có diện tích nhỏ. Hướng chủ yếu sẽ là đầu tư vốn để thâm canh.

- Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích canh tác lớn, điều kiện chuyển nhượng thuận lợi nên đã và sẽ hình thành những trang trại với quy mô khá lớn, trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, thuỷ sản.

- Ở Trung Du và miền núi: Diện tích đất canh tác lớn, thuận lợi cho việc trồng và khai thác cây ăn quả và cây công nghiệp nên sẽ hình thành những trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp là chủ yếu.

- Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: có quỹ đất rộng, có điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày. Ở đây đã và sẽ tiếp tục hình thành các trang trại trồng cây dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu và trồng rừng.

Các trang trại đã hình thành, trong thời gian tới sẽ phát triển theo những xu hướng sau đây:

- Tích tụ và tập trung sản xuất. - Chuyên môn hoá sản xuất.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất. - Hợp tác và cạnh tranh.

Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về kinh tế trang trại trong những năm tới. Tuy nhiên để phát triển kinh tế trang trại đi đúng hướng và thuận lợi cũng như thống nhất về nhận thức, chúng ta phải thống nhất một số quan điểm cơ bản sau đây:

- Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở nước ta trong tương lai.

Điều này là tất yếu, trong những năm vừa qua nó đã thể hiện được ưu thế và khẳng định được tương lai của mình.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trang trại, nhưng ở nước ta trong những năm tới đặc biệt chú trọng phát triển của trang trại gia đình.

Nền kinh tế nước ta đang đổi mới với tất cả mọi thành phần kinh tế cùng tham gia và kinh tế trang trại cũng không ra ngoài xu thế này, tuy nhiên trang trại gia đình vẫn sẽ là lực lượng chủ đạo và quan trọng trong việc phát triển của nông nghiệp nước nhà.

- Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng trong cả nước. Điều này thực sự cần thiết, mong đạt được hiệu quả cao nhất có thể.

- Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng đất nước để khai thác mọi tiềm năng kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, nhưng trong những năm trước mắt tập trung phát triển ở các vùng trung du, miền núi và những vùng có quỹ đất nông, lâm nghiệp bình quân trên nhân khẩu cao.

- Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tạo bước phát triển mới của kinh tế trang trại, nhằm tạo sức thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta những năm tới.

- Phát triển kinh tế trang trại phải có sự quản lý của Nhà nước.

Lợi ích của kinh tế trang trại đã thấy rõ, những ưu điểm của nó là không thể phủ nhận, đòi hỏi trong thời gian tới và cả về lâu dài chúng ta phải ngày càng hoàn thiện các điều kiện cho việc hình thành và phát triển của loại hình sản xuất, kinh doanh này.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 32 - 35)