MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỤ THỂ TẠI NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ cao vào hoạt động Marketing (Trang 29 - 34)

STANDARD CHARTERED VIỆT NAM:

Hoạt động tại Việt Nam 5 năm, cuối năm 1999 là thời điểm đầu tiên ngân hàng Standard Chartered Việt Nam thu được lợi nhuận thực sự. Có thể nói đây là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thu được lợi nhuận thực sự khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, thu được thành quả đó một phần lớn là nhờ vào nỗ lực tiến hành các hoạt động Marketing và hoạt động kinh doanh theo quan điểm Marketing. Sau đây là bảng số liệu thống kê chi phí và kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 1996 tới năm 2000.

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Năm Thu nhập Chi phí HĐ Chi phí Mar % cho Mar Lợi nhuận

1996 1632 3956 724 15,47 - 3048 1997 1959 4163 619 12.94 - 2823 1998 3474 4592 223 4.63 - 1341 1999 3250 4928 138 2.72 - 1816 1-5/00 2269 1509 21 1.37 + 739 5/2000 487 295 4 1.34 + 188

Bảng số liệu thống kê số khách hàng và sự thay đổi qua từng năm.

Năm Ngân hàng Tăng % Công ty Tăng % Các tổ chức Tăng %

1997 20 35,0 33 24,2 47 23,4

1998 27 -3,7 41 -7,3 58 1,7

1999 26 -7,7 38 -15,8 59 -18,0

5/2000 24 32 50

Qua các bảng số liệu thống kê về tình hình hoạt động cũng như số lượng khách của ngân hàng, trong hai năm 1996 và 1997 ngân hàng đã thực hiện rất mạnh hoạt động Marketing(chi phí cho hoạt động này chiếm từ 12 đến 15% tổng chi phí hoạt động của ngân hàng). Điều đó đã làm cho số lượng khách hàng của ngân hàng đã tăng lên rõ rệt, số lượng khách hàng là ngân hàng tăng lên 82% trong năm 1996, số khách là công ty tăng 32% còn số khách là các tổ chức thì tăng những 104,3%. Mặc dù số lượng khách hàng có thể tăng nhanh trong những năm đầu nhưng không thể tăng nhanh liên tục mặc dù ngân hàng vẫn đầu tư mạnh cho các hoạt động thu hút khách hàng. Từ năm 1998, tình hình phát triển kinh doanh trở nên đặc biệt khó khăn buộc ngân hàng phải chuyển đổi, giảm bớt chi phí trong các hoạt động Marketing. Cùng với quá trình đó ngân hàng đã tiến hành việc đánh giá cho điểm và loại bỏ bớt các khách hàng không đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

Mặc dù giảm bớt chi phí cho các hoạt động Marketing cụ thể nhưng ngân hàng vẫn tiến hành hoạt động theo quan điểm Marketing và mục tiêu của ngân hàng vẫn là thoả mãn khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, đó là một trong những lý do chính để ngân hàng bắt đầu chấm dứt tình trạng lỗ vào tháng 11/1999 và trong 5 tháng đầu của năm 2000 ngân hàng đã lãi 739000 USD.

Sau đây là một số hoạt động Marketing cụ thể của ngân hàng Standard Chartered Việt Nam:

1. THÀNH CÔNG TRONG VIỆC MARKETING CÔNG TY FORD VIỆT NAM:Ford là một côngty sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới, năm 1995 công ty Ford là một côngty sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới, năm 1995 công ty này bắt đầu đầu tư và tiến hành hoạt động trên thị trường Việt Nam. Việc Ford Việt Nam trở thành khách hàng là một thành công lớn trong quá trình hoạt động Marketing của ngân hàng.

Ngay từ đầu ngân hàng đã đánh giá Ford Việt Nam sẽ là một khách hàng tiềm năng của ngân hàng vì đây là một ty đa quốc gia, có uy tín trên thế giới. Chi nhánh của Ford tại Việt Nam sẽ được công ty mẹ bảo lãnh vì thế độ rủi ro của khách cho ngân hàng là rất nhỏ. Bây giờ việc quan trọng nhất là việc Ford có chấp nhận trở thành khách hàng của ngân hàng hay không? Khi tiến hành công việc này ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, đầu tiên Ford là công ty của Mỹ còn Standard Chartered là ngân hàng của Anh, trong lúc đó City Bank đã có chi nhánh tại Việt Nam, đây thực sự là một áp lực lớn với ngân hàng, thứ hai là ngân hàng mới bắt đầu hoạt động nên chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường này uy tín của ngân hàng tại Việt Nam còn rất nhỏ.

Ông Tony Morgan, giám đốc chi nhánh ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, đã trực tiếp tiến hành các hoạt động để Marketing công ty này. Việc đầu tiên nghiên cứu về Ford đã cho thấy:

- Ford đang cần mở tài khoản tại một ngân hàng nào đó để có thể chuyển tiền từ Mỹ sang nhằm chi trả cho các hoạt động của mình. - Ford sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp tại thị xã Hải Dương, để tiến

nhiều tiền, cần thực hiện rất nhiều giao dịch mua bán mà cần có ngân hàng làm trung gian.

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy, Ford sẽ tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam. Khi đó Ford sẽ có rất nhiều nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

- Công ty Ford cũng có đòi hỏi rất khắt khe như lãi xuất phải ưu đãi, ngân hàng phải tiến hành bảo lãnh cho công ty khi mua hàng trả chậm ở nước ngoài, hạn mức tín dụng dành cho công ty phải lớn (hiện nay Ford có hạn mức là 8 triệu USD), vv..

- Các sản phẩm dịch vụ mà Ford cần sử dụng trong quá trình hoạt động thì ngân hàng đều có thể cung cấp và đáp ứng được.

- Ông giám đốc công ty Ford tại Việt Nam thường hay đi chơi tối tại một số khách sạn sang trọng tại Hà Nội.

Sau khi nghiên cứu kỹ về Ford, ông Tony Morgan đã quyết định tiếp cận để làm việc với ông giám đốc của Ford. Thực sự là sau 2 ngày đêm đi chơi cùng nhau, ông Tony Morgan đã thuyết phục được ông giám đốc của Ford và Ford đã trở thành khách hàng của ngân hàng Standard Chartered Việt Nam.

Việc bán sản phẩm của ngân hàng cho công ty được tiến hành bởi các bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng. Chất lượng phục vụ và kết quả thu được từ Ford được không những được xem xét bởi bộ phận Marketing mà của cả ban giám đốc ngân hàng. Những cải tiến hay những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu mới phát sinh của khách hàng và đối phó với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vẫn luôn là mối quan tâm của

Do tiến hành hoạt động theo quan điểm Marketing mà Ford đã trở thành khách hàng của công ty và hiện nay Ford là một trong những khách hàng lớn nhất của ngân hàng với hàng chục giao dịch mỗi ngày. Nó đã đem lại cho ngân hàng một nguồn thu không nhỏ.

2. BẢO LÃNH LẠI CÁC TÍN DỤNG THƯ CHO CÁC NGÂN HÀNG TRONGNƯỚC: NƯỚC:

Các tín dụng thư của các ngân hàng trong nước như của Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công Thương khi gửi ra nước ngoài đều không được chấp nhận. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho các công ty đặc biệt là những đơn vị thực hiện việc xuất nhập khẩu. Ví dụ công ty xuất nhập khẩu X cần mua hàng ở Mỹ, công ty X là khách hàng của ngân hàng Ngoại Thương, nếu ngân hàng Ngoại thương tiến hành bảo lãnh cho công ty X thì các công ty bán hàng bên Mỹ sẽ không chấp nhận việc bảo lãnh đó, lúc đó họ sẽ cần một ngân hàng khác đứng ra bảo lãnh hộ.

Để tiến hành việc bảo lãnh lại thì các thủ tục phải tiến hành hết sức rườm rà và các ngân hàng khác cũng không hứng thú vì khách cần bảo lãnh không phải là khách hàng thực sự của ngân hàng.

Chính vì lý do đó ngân hàng đã thực hiện nghiên cứu lĩnh vực này và quyết tâm cung cấp dịch vụ thật tốt cho các ngân hàng trong nước khi họ cần bảo lãnh lại. Việc thực hiện dịch vụ này được thực hiện trên một số nguyên tắc sau:

- Không gây khó dễ cho các ngân hàng bạn, coi khách hàng của ngân hàng bạn như khách hàng của chính mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành công việc đến cùng một cách chu đáo.

PHẦN III: ĐỀ XUẤT VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAONHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING TRONG NGÂN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING TRONG NGÂN HÀNG.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ cao vào hoạt động Marketing (Trang 29 - 34)