2. Mạng nơron nhân tạo
2.3 Cấu trúc mạng nơ-ron nhân tạo 1Nút:
2.3.1Nút:
Mỗi Neural (nút) là một đơn vị xử lý thông tin của mạng neural, là yếu tố cơ bản để cấu tạo nên mạng neural.
Cấu trúc 1 nơ-ron xi: các tín hiệu input
wkp: trọng số của từng input f(.): hàm hoạt động
yk: kết xuất của Neural
b: thông số ảnh hưởng đến ngưỡng ra của output
Mạng nơron nhân tạo thường được cấu tạo thành các lớp gồm lớp vào (input layer) , lớp ra (output layer) và các lớp ẩn (hiđen layer). Các nơron trong một lớp chỉ nối với các nơron lớp tiếp theo, không cho phép có các liên kết giữa các nơron trong cùng một lớp.
Lớp vào là lớp nhận thông tin từ số liệu gốc. Thông tin này được đưa đến đầu vào của một số hay toàn bộ các nơron của lớp tiếp theo (lớp ẩn). Như vậy mỗi nơron của lớp ẩn sẽ nhận được tín hiệu của một số các nơron lớp vàọ Các giá trị này sẽ được nhân với hệ số nhân (trọng số) của các nơron ẩn và đưa vào hàm thế sau khớp nối - PSP (Post Synaptic Potential function) thực hiện chức năng đầu vào để tạo tín hiệu duy nhất net. Chức năng kích hoạt đầu ra được thực hiện bằng hàm kích hoạt ặ)
wk1
wk2
wk3
(activation function) hay còn gọi là hàm truyền f(.) (transfer function). Hàm này sẽ nhận tín hiệu đầu vào net để tạo ra tín hiệu đầu ra của nơron (kết xuất của nơron lớp ẩn). Tín hiệu ra của các nơron ẩn lại được đưa đến các nơron của lớp tiếp theọ Quá trình xử lý tương tự cho đến khi tín hiệu được đưa ra tại các nơron lớp rạ Đây chính là tín hiệu đầu ra của mạng. Nó chính là giá trị của các biến cần tìm.
Mạng nơron có thể tổ chức theo kiểu liên kết đầy đủ (fully connected) tức là đầu ra của các nơron lớp trước sẽ có liên kết với tất cả các nơron ở lớp tiếp theo hoặc ngược lại theo kiểu không đầy đủ-mỗi đầu ra chỉ liên kết với một số nơron của lớp tiếp theo tuỳ theo chức năng của mạng.